Trang chủ> Cải cách mở cửa

Quốc sách cơ bản về kế hoạch hóa gia đình

(Cải cách mở cửa)

01-11-2018 | China.org.cn

Quốc sách cơ bản về kế hoạch hóa gia đình

Chính sách kế hoạch hóa gia đình là một quốc sách cơ bản của Trung Quốc, là biện pháp cụ thể mà Chính phủ chỉ đạo một cách khách quan hành vi sinh đẻ của người dân trong lĩnh vực dân số. Chính sách này với nguyện vọng ban đầu là đề xướng công dân kết hôn muộn, đẻ con muộn, đẻ con ít, đẻ con khỏe mạnh, thông qua việc khống chế dân số có kế hoạch, làm cho sự tăng trưởng dân số thích ứng với kế hoạch phát triển của kinh tế – xã hội. 

Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình vào đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX. Tháng 9 năm 1982, Đại hội Đảng XII xác định kế hoạch hóa gia đình là quốc sách cơ bản của Trung Quốc, tháng 12 cùng năm được đưa vào "Hiếp pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Tháng 12 năm 2001, Hội nghị lần thứ 25 Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua “Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Kể từ khi thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình, Trung Quốc đã thực hiện việc chuyển đổi mang tính lịch sử loại hình tái sản xuất dân số trước thời hạn, giảm bớt một cách hiệu quả áp lực của dân số đối với tài nguyên và môi trường, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Thực tiễn đã chứng minh, Trung Quốc đã thực thi khá tốt quốc sách cơ bản kế hoạch hóa gia đình, có ảnh hưởng to lớn đến việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện đất nước giàu mạnh và chấn hưng dân tộc, phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dân số và sự phát triển của thế giới.  

Sau khi bước vào thế kỷ XXI, theo sự chuyển đổi cơ cấu dân số, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc bắt đầu giảm, dân số già duy trì xu thế tăng. Đứng trước tình hình này, tháng 11 năm 2013, “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại đi sâu cải cách toàn diện” đề xuất, bắt đầu thực thi chính sách hai vợ chồng có một người là con một thì có thể sinh hai con. Tháng 12 năm 2015, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, chính thức thực thi chính sách “hai con toàn diện” kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2016.    

Vấn đề dân số luôn luôn là vấn đề mang tính toàn cục, tính lâu dài, tính chiến lược mà Trung Quốc phải đối mặt. Trong một thời kỳ tương đối dài trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì quốc sách cơ bản kế hoạch hóa gia đình, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện chính sách sinh đẻ, phát triển dân số cân bằng lâu dài.

计划生育基本国策

计划生育政策是中国的一项基本国策,是政府在人口领域内对人口婚育行为进行客观指导的具体措施。这一政策的初衷是提倡公民晚婚晚育、少生优生,通过有计划地控制人口,使人口增长同经济和社会发展计划相适应。

中国自20世纪70初开始推行计划生育政策。1982年9月党的十二大将计划生育确定为中国的基本国策,同年12月写入《中华人民共和国宪法》。2001年12月全国人大常委会第二十五次会议通过《中华人民共和国人口与计划生育法》。实行计划生育以来,中国提前实现了人口再生产类型的历史性转变,有效缓解了人口对资源和环境的压力,有力促进了经济发展和社会进步。实践证明,中国较好地实行计划生育的基本国策,对建设中国特色社会主义、实现国家富强和民族振兴产生了巨大影响,为促进世界人口与发展发挥了重大作用。

进入21世纪后,随着人口结构的转变,中国劳动年龄人口开始下降,老年人口保持上升态势。面对这一形势,2013年11月,《中共中央关于全面深化改革若干重大问题的决定》提出,启动实施一方是独生子女的夫妇可生育两个孩子的政策。2015年12月,全国人大常委会表决通过人口与计划生育法修正案,“全面二孩”政策于2016年1月1日起正式实施。

人口问题始终是中国面临的全局性、长期性、战略性问题。在未来相当长时期内,中国将继续坚持计划生育基本国策、逐步调整完善生育政策、实现人口长期均衡发展。