Trang chủ> Cải cách mở cửa

Đi sâu cải cách bộ máy của Đảng và nhà nước

(Cải cách mở cửa)

01-11-2018 | China.org.cn

Đi sâu cải cách bộ máy của Đảng và nhà nước 

 Từ khi cải cách mở cửa đến nay, cải cách bộ máy của Đảng và nhà nước không ngừng được thúc đẩy, cấu thành nội dung quan trọng trong thực tiễn vĩ đại cải cách mở cửa. Các cơ quan của Trung ương Đảng đã tập trung tiến hành 4 lần cải cách vào năm 1982, 1988, 1993, 1999, các bộ máy của Quốc vụ viện cũng tập trung tiến hành 7 lần cải cách vào năm 1982, 1988, 1993, 1998, 2003, 2008, 2013, thực hiện sự chuyển đổi trọng đại từ hệ thống chức năng bộ máy trong điều kiện kinh tế kế hoạch hóa sang hệ thống chức năng bộ máy trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tháng 2 năm 2018, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX đã xem xét thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về đi sâu cải cách bộ máy của Đảng và nhà nước” và “Phương án về việc đi sâu cải cách bộ máy của Đảng và nhà nước”, chính thức mở màn cho việc đi sâu cải cách bộ máy của Đảng và nhà nước. Đi sâu cải cách bộ máy của Đảng và nhà nước là một cuộc biến đổi sâu sắc nhằm thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị đất nước, với mục tiêu là nâng cao toàn diện năng lực quản trị và trình độ quản trị đất nước, điều then chốt là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng toàn diện, bao phủ tất cả mọi mặt, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng kiên cường mạnh mẽ hơn, và đề xuất phải xử lý tốt mối quan hệ giữa chức trách của Trung ương và địa phương, phát huy tốt hơn tính tích cực của cả Trung ương lẫn địa phương. 

 Mục tiêu của cải cách là: Xây dựng hệ thống chức năng bộ máy của Đảng và nhà nước hệ thống hoàn chỉnh, quy phạm khoa học, vận hành hiệu quả, hình thành hệ thống lãnh đạo của Đảng nắm vững toàn cục, điều phối các bên, hệ thống quản trị Chính phủ chức trách rõ ràng, quản lý hành chính theo pháp luật, hệ thống lực lượng vũ trang đặc sắc Trung Quốc, hàng đầu thế giới, hệ thống công tác của các tổ chức, các đoàn thể quần chúng liên hệ rộng rãi, phục vụ quần chúng, thúc đẩy Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Chính phủ, Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân, cơ quan giám sát, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát, đoàn thể nhân dân, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, v.v. phối hợp hành động, tăng cường sức mạnh chung, nâng cao toàn diện năng lực quản trị và trình độ quản trị đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vừa phải xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ nhất, cũng phải xuất phát từ việc thực hiện mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai.      

Nguyên tắc của cải cách là: Kiên trì sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm, kiên trì ưu hóa, phối hợp, hiệu quả, kiên trì quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện. 

Nội dung chủ yếu của cải cách là: Hoàn thiện chế độ kiên trì sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, ưu hóa việc thiết lập các bộ máy Chính phủ và phân bổ chức năng, trù tính cải cách bộ máy của Đảng, Chính phủ, quân đội, quần chúng, thiết lập bộ máy địa phương một cách hợp lý, thúc đẩy việc luật pháp hóa biên chế của các công chức, viên chức trong các bộ máy.

深化党和国家机构改革

改革开放以来,党和国家机构改革不断推进,构成改革开放伟大实践的重要内容。党中央部门于1982年、1988年、1993年、1999年集中进行了4次改革,国务院机构于1982年、1988年、1993年、1998年、2003年、2008年、2013年集中进行了7次改革,实现了从计划经济条件下的机构职能体系向社会主义市场经济条件下的机构职能体系的重大转变。2018年2月,党的十九届三中全会审议通过了《中共中央关于深化党和国家机构改革的决定》和《深化党和国家机构改革方案》,正式拉开深化党和国家机构改革的序幕。深化党和国家机构改革是推进国家治理体系和治理能力现代化的一场深刻变革,目标是全面提高国家治理能力和治理水平,关键是确保党的领导全覆盖,确保党的领导更加坚强有力,并提出要理顺中央和地方职责关系,更好发挥中央和地方两个积极性。

改革的目标是:构建系统完备、科学规范、运行高效的党和国家机构职能体系,形成总揽全局、协调各方的党的领导体系,职责明确、依法行政的政府治理体系,中国特色、世界一流的武装力量体系,联系广泛、服务群众的群团工作体系,推动人大、政府、政协、监察机关、审判机关、检察机关、人民团体、企事业单位、社会组织等在党的统一领导下协调行动、增强合力,全面提高国家治理能力和治理水平。既要立足于实现第一个百年奋斗目标,又要着眼于实现第二个百年奋斗目标。

改革的原则是:坚持党的全面领导,坚持以人民为中心,坚持优化协同高效,坚持全面依法治国。

改革的主要内容是:完善坚持党的全面领导的制度,优化政府机构设置和职能配置,统筹党政军群机构改革,合理设置地方机构,推进机构编制法定化。