Trang chủ> Cải cách mở cửa

Cải cách thể chế giám sát nhà nước

(Cải cách mở cửa)

01-11-2018 | China.org.cn

Cải cách thể chế giám sát nhà nước 

Cải cách thể chế giám sát nhà nước là một giải pháp cải cách thể chế chính trị quan trọng liên quan đến toàn cục mà Trung Quốc đang tiến hành. Tháng 11 năm 2016, Trung Quốc triển khai thí điểm cải cách thể chế giám sát nhà nước tại thành phố Bắc Kinh, tỉnh Giang Tây và tỉnh Chiết Giang, tìm tòi việc thành lập Ủy ban giám sát các cấp tại ba tỉnh và thành phố nêu trên. Báo cáo Đại hội Đảng XIX đề xuất, đi sâu cải cách thể chế giám sát nhà nước, phổ biến công tác thí điểm trong phạm vi cả nước, thành lập Ủy ban giám sát cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp huyện, hợp nhất làm việc với cơ quan kiểm tra kỷ luật của Đảng, thực hiện việc giám sát toàn diện tất cả những công chức, viên chức thi hành quyền lực công. Xây dựng Luật Giám sát nhà nước, trao chức trách, quyền hạn và phương thức điều tra cho Ủy ban giám sát theo pháp luật, lấy biện pháp tạm giữ thay thế “song quy”. Tháng 10 năm 2017, Hội nghị lần thứ 30 Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XII đã xem xét thảo luận và thông qua Dự thảo quyết định của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc phổ biến công tác thí điểm cải cách thể chế giám sát nhà nước trong phạm vi cả nước. Tháng 2 năm 2018, Ủy ban giám sát cấp huyện, cấp thành phố, cấp tỉnh được thành lập trong cả nước; ngày 20 tháng 3, Hội nghị lần thứ 1 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XIII biểu quyết thông qua “Luật Giám sát nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; ngày 23 tháng 3, Ủy ban Giám sát Quốc gia chính thức thành lập. Nhìn lại quá trình cải cách thể chế giám sát nhà nước, Trung ương Đảng bố trí nhiệm vụ thí điểm cải cách, ngay sau đó, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua Phương án thí điểm cải cách ở ba nơi và Dự thảo quyết định phổ biến công tác thí điểm cải cách trong phạm vi cả nước, thực hiện việc nối tiếp chặt chẽ lập pháp và quyết sách cải cách, làm cho những cuộc cải cách quan trọng có căn cứ pháp luật, được lập pháp chủ động để thích ứng với nhu cầu cải cách.  

国家监察体制改革

国家监察体制改革是中国正在进行的一项事关全局的重大政治体制改革举措。2016年11月,中国在北京市、山西省、浙江省开展国家监察体制改革试点,探索在上述3省市设立各级监察委员会。党的十九大报告提出,深化国家监察体制改革,将试点工作在全国推开,组建国家、省、市、县监察委员会,同党的纪律检查机关合署办公,实现对所有行使公权力的公职人员监察全覆盖。制定国家监察法,依法赋予监察委员会职责权限和调查手段,用留置取代“两规”措施。2017年10月,十二届全国人大常委会第三十次会议审议通过全国人大常委会关于在全国各地推开国家监察体制改革试点工作的决定草案。2018年2月,全国省市县三级监察委员会全部组建完成;3月20日,第十三届全国人大一次会议表决通过了《中华人民共和国监察法》;3月23日,国家监察委员会正式挂牌。回看国家监察体制改革过程,党中央部署改革试点任务,全国人大紧紧跟上,通过三地改革试点方案和在全国推开改革试点工作的决定草案,做到了立法和改革决策紧密衔接,使重大改革于法有据、立法主动适应改革需要。