Kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật
Sau Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật là ba vấn đề cơ bản trong cải cách thể chế chính trị Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình suy nghĩ, cũng là những kinh nghiệm cơ bản được đút kết trong thực tiễn phát huy đầy đủ dân chủ và làm việc theo pháp luật nghiêm ngặt dưới sự lãnh đạo của Đảng sau khi thiết lập Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân địa phương vào năm 1979. Đại hội Đảng XV được tổ chức vào năm 1997 chỉ ra: “Quản lý đất nước theo pháp luật đã thống nhất lại sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ nhân dân và làm việc theo pháp luật nghiêm ngặt”. Đại hội Đảng XVI được tổ chức vào năm 2002 chính thức đề xuất “Phát triển chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, điều căn bản nhất là phải thống nhất hữu cơ sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật”. Sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm căn bản cho nhân dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật, nhân dân làm chủ là đặc trưng bản chất của nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước theo pháp luật là phương thức cơ bản của Đảng lãnh đạo nhân dân quản lý nhà nước, ba mặt thống nhất trong thực tiễn vĩ đại của nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Trong sinh hoạt chính trị Trung Quốc, Đảng giữ vai trò lãnh đạo, tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, ủng hộ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Chính phủ, Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân và Tòa án, Viện kiểm sát thực hiện chức năng, triển khai công việc, phát huy vai trò theo pháp luật và quy định, hai mặt này là thống nhất. Cần phải cải tiến phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền của Đảng, đảm bảo Đảng lãnh đạo nhân dân quản lý nhà nước một cách hiệu quả; mở rộng sự tham gia có trật tự của nhân dân vào các hoạt động chính trị, đảm bảo nhân dân thực hiện bầu cử dân chủ, hiệp thương dân chủ, quyết sách dân chủ, quản lý dân chủ, giám sát dân chủ theo pháp luật; giữ gìn sự thống nhất, danh dự, uy tín của chế độ pháp luật nhà nước, tăng cường việc bảo đảm quyền con người bằng pháp luật, đảm bảo nhân dân được hưởng quyền lợi và quyền tự do rộng rãi theo pháp luật. Củng cố chính quyền cấp cơ sở, hoàn thiện chế độ dân chủ cấp cơ sở, bảo đảm quyền nắm thông tin, quyền tham dự, quyền phát ngôn, quyền giám sát của nhân dân. Kiện toàn cơ chế quyết sách theo pháp luật, xây dựng cơ chế vận hành quyền lực quyết sách khoa học, thực hiện kiên quyết, giám sát hiệu quả. Cán bộ lãnh đạo các cấp cần phải tăng cường ý thức dân chủ, phát huy tác phong dân chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, làm tốt vai trò công bộc của nhân dân.
坚持党的领导、人民当家作主、依法治国有机统一
党的领导、人民当家作主和依法治国是十一届三中全会以后,邓小平思考中国政治体制改革的三个基本问题,也是1979年地方人大常委会设立之后,在党的领导下充分发扬民主和严格依法办事的实践中所取得的基本经验。1997年召开的党的十五大指出:“依法治国把坚持党的领导、发扬人民民主和严格依法办事统一起来”。2002年召开的党的十六大正式提出了“发展社会主义民主政治,最根本的是要把坚持党的领导、人民当家作主和依法治国有机统一起来”。党的领导是人民当家作主和依法治国的根本保证,人民当家作主是社会主义民主政治的本质特征,依法治国是党领导人民治理国家的基本方式,三者统一于我国社会主义民主政治伟大实践。在中国政治生活中,党是居于领导地位的,加强党的集中统一领导,支持人大、政府、政协和法院、检察院依法依章程履行职能、开展工作、发挥作用,这两个方面是统一的。要改进党的领导方式和执政方式,保证党领导人民有效治理国家;扩大人民有序参与政治,保证人民依法实行民主选举、民主协商、民主决策、民主管理、民主监督;维护国家法制统一、尊严、权威,加强人权法治保障,保证人民依法享有广泛权利和自由。巩固基层政权,完善基层民主制度,保障人民知情权、参与权、表达权、监督权。健全依法决策机制,构建决策科学、执行坚决、监督有力的权力运行机制。各级领导干部要增强民主意识,发扬民主作风,接受人民监督,当好人民公仆。