Trang chủ> Cải cách mở cửa

​Hiến pháp năm 1982

(Cải cách mở cửa)

01-11-2018 | China.org.cn

Hiến pháp năm 1982 

"Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" (năm 1982), gọi tắt là "Hiến pháp năm 1982", là bản Hiến pháp thứ tư của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Hội nghị lần thứ 5 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa V nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thông qua và ban hành vào ngày 4 tháng 12 năm 1982. Bản Hiến pháp này lấy Hiến pháp năm 1954 làm nền tảng, sửa đổi những khuyết điểm trong Hiến pháp năm 1978, bổ sung thêm những quy định mới thích ứng với cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. 

Những nội dung chính của Hiến pháp năm 1982 bao gồm: Khôi phục lại tính chất nhà nước "chuyên chính dân chủ nhân dân" từ "chuyên chính giai cấp vô sản"; xếp ngang hàng trí thức, công nhân và nông dân làm ba lực lượng xã hội cơ bản; khôi phục thiết lập Chủ tịch nước; Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương chuyển sang do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu cử; Quốc vụ viện thực hiện chế độ trách nhiệm Thủ tướng; quy định các nhà lãnh đạo nhà nước, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Quốc vụ viện không được vượt quá hai nhiệm kỳ liên tục, xóa bỏ chế độ suốt đời đối với các chức vụ lãnh đạo; bổ sung thêm điều lệ "Danh dự nhân phẩm của công dân không được xâm phạm"; công nhận ba loại hình kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể đều không thể thiếu được, xác định rõ ràng nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nền kinh tế cá thể.  

"Hiến pháp năm 1982" chính thức mở màn cho việc xây dựng pháp chế trong thời kỳ mở cửa, xác định nền tảng và ranh giới của tính hợp pháp trong việc xây dựng pháp chế, cam kết theo đuổi nhà nước pháp trị và bảo vệ quyền con người. Việc thực hiện "Hiến pháp năm 1982", có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và hệ thống chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. 

Theo nhu cầu của sự phát triển xã hội, trong hơn 30 năm sau đó, "Hiến pháp năm 1982" trải qua năm lần sửa đổi vào năm 1988, năm 1993, năm 1999, năm 2004 và năm 2018. Lần sửa đổi mới nhất là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ 5 được thông qua tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XIII năm 2018. Lần sửa đổi Hiếp pháp này là một bước đi vững chắc thúc đẩy quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện trong thời đại mới, phù hợp với nhu cầu phát triển sự nghiệp, thuận theo nguyện vọng của nhân dân, sẽ góp sức cho việc phát huy tốt hơn vai trò quan trọng của Hiến pháp trong việc kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.

八二宪法

《中华人民共和国宪法》(1982年),简称“八二宪法”,是中华人民共和国的第四部宪法,由中华人民共和国第五届全国人民代表大会第五次会议1982年12月4日正式通过并颁布。这部宪法以1954年宪法为基础,纠正1978年宪法中存在的缺点,增加了适应改革开放和社会主义现代化建设的新规定。

八二宪法主要内容包括:将国家性质由“无产阶级专政”恢复为“人民民主专政", 将知识分子与工人、农民并列为三支基本的社会力量;恢复设立国家主席;中央军委主席改由全国人大选举;国务院实行总理负责制;规定国家、全国人大、国务院领导人连续任职不得超过两届,取消了领导职务的终身制;新增“公民的人格尊严不受侵犯”的条文;承认国营、集体、个体三种经济都不可缺少,申明国家保护个体经济的合法权益等。

"八二宪法”正式开启改革时代法制建设的大幕,设定法制建设的合法性基础和边界,承诺对法治国家与人权保护的追求。“八二宪法”的实行,对建设中国特色社会主义法律体系和制度体系具有十分重要的意义。

根据社会发展的需要,在此后的30多年时间里,“八二宪法”历经1988年、1993年、1999年、2004年、2018年五次修订。最新一次修订是2018年第十三届全国人大通过第五次修宪修正案。此次宪法修改是新时代推进全面依法治国的坚实一步,符合事业发展需要,顺应人民意愿,有助于更好发挥宪法在新时代坚持和发展中国特色社会主义中的重大作用。