Cuộc thảo luận lớn về vấn đề tiêu chuẩn của chân lý
Cuộc thảo luận lớn về vấn đề tiêu chuẩn của chân lý, là cuộc thảo luận lớn được triển khai trong phạm vi toàn Đảng, toàn quốc vào 40 năm trước dưới sự lãnh đạo và ủng hộ của các nhà cách mạng giai cấp vô sản lão thành như Đặng Tiểu Bình, v.v. chủ yếu được thể hiện ở cuộc tranh luận vềthực sự cầu thị và “Hai phàm là”.
Vào giữa và cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX, Trung Quốc phải đối mặt với trở ngại nghiêm trọng của phương châm sai lầm“Hai phàm là” (Tức là: Phàm là những quyết sách Mao Chủ tịch đưa ra, chúng ta đều kiên quyết ủng hộ; phàm là những chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng ta đều trước sau như một tuân theo). Nhằm vào tình hình này, Đặng Tiểu Bình đã dứt khoát chỉ ra nhiều lần, “Hai phàm là” không phù hợp với chủ nghĩa Mác, chúng ta phải lý giải tư tưởng Mao Trạch Đông một cách hoàn chỉnh và đúng đắn. Ngày 10 tháng 5 năm 1978, Tạp chí Động thái lý luận – tạp chí nội bộ của Trường Đảng Trung ương đã đăng bài “Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý”, chỉ rõ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác như thực tiễn xã hội là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, bất kỳ lý luận nào cũng phảiluôn luôn chịu sự kiểm nghiệm của thực tiễn,v.v. Như vậy đã phủ định“Hai phàm là”về mặt lý luận căn bản. Ngày 11 tháng 5, bài viết này được đăng trên Quang Minh nhật báo, rồi Tân Hoa Xã chia sẻ bài viết này với cả nước, gây phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài Đảng cũng như trong đông đảo cán bộ quần chúng, từ đó, từ trên xuống dưới trong phạm vi cả nước bắt đầu“cuộc thảo luận lớn về vấn đề tiêu chuẩn của chân lý”.
Các nhà cách mạng lão thành như Đặng Tiểu Bình, v.v. đã ủng hộ kịp thời và mạnh mẽ cuộc thảo luận này, làm cho quá trình của cuộc thảo luận trở thành quá trình dẫn dắt nhân dân suy nghĩ về một vấn đề trọng đại là đất nước sẽ đi về đâu. Cuộc thảo luận này đã phá vỡ sự ràng buộc nghiêm trọng của“Hai phàm là”, thúc đẩy phong trào giải phóng tư tưởng chủ nghĩa Mác mang tính toàn quốc, đã chuẩn bị về mặt tư tưởng quan trọng cho việc tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VI, đặt nền tảng tư tưởng cho Đảng trong việc xác định lại đường lối tư tưởng, đường lối chính trị và đường lối tổ chức chủ nghĩa Mác.
Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VI đã kiên quyết phê phán phương châm sai lầm “Hai phàm là”, tổng kết và đánh giá cao cuộcthảo luận lớn về vấn đề tiêu chuẩn của chân lý, xác định lại đường lối đúng đắn chủ nghĩa Mác, mở ra thời kỳ lịch sử mới cải cách mở cửa.
真理标准问题大讨论
真理标准问题的讨论,是40年前在邓小平等老一辈无产阶级革命家的领导和支持下,在全党全国范围内开展的一场大讨论,主要表现为实事求是和“两个凡是”的争论。
20世纪70年代中后期,中国面临着“两个凡是”(即:凡是毛主席做出的决策,我们都坚决维护;凡是毛主席的指示,我们都始终不渝地遵循)错误方针的严重阻碍。针对这种状况,邓小平多次旗帜鲜明地提出,“两个凡是”不符合马克思主义,我们要完整准确地理解毛泽东思想。1978年5月10日,中央党校内部刊物《理论动态》发表了《实践是检验真理的唯一标准》一文,鲜明指出,社会实践是检验真理的唯一标准,任何理论都要不断接受实践的检验等马克思主义的基本原理。这就从根本理论上否定了“两个凡是”。5月11日,这篇文章在《光明日报》公开发表,新华社向全国转发,在党内外和广大干部群众中引起强烈反响,全国上下就此开始“真理标准问题大讨论”。
邓小平等老一辈革命家对这场讨论给予及时而有力的支持,使大讨论的过程成为引导人民思考国家向何处去这一重大课题的过程。这场大讨论,冲破了“两个凡是”的严重束缚,推动了全国性的马克思主义思想解放运动,为党的十一届三中全会的召开做了重要的思想准备,为党重新确立马克思主义的思想路线、政治路线和组织路线奠定了思想基础。
党的十一届三中全会坚决批判了“两个凡是”的错误方针,总结并高度评价了真理标准问题大讨论,重新确立了马克思主义的正确路线,开启了改革开放历史新时期。