"Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách thể chế kinh tế"
Tháng 10 năm 1984, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII diễn ra tại Bắc Kinh. Hội nghị nhất trí thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách thể chế kinh tế”. “Quyết định” đã đúc kết những kinh nghiệm trong cải cách thể chế kinh tế kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhất là kể từ Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, sơ bộ đề xuất và làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về cải cách thể chế kinh tế, có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận là đột phá quan niệm truyền thống đối lập kinh tế kế hoạch hóa với kinh tế hàng hóa, đề xuất nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của nước ta là “nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu”; đột phá quan niệm truyền thống coi sở hữu toàn dân và cơ quan nhà nước trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp là một, đề xuất “có thể tách quyền sở hữu với quyền kinh doanh một cách thỏa đáng”. Đây là nhận thức hoàn toàn mới của Đảng về vấn đề quan hệ giữa kế hoạch hóa và thị trường. “Quyết định” đã đưa ra bố trí về hàng loạt vấn đề quan trọng như tăng cường sức sống doanh nghiệp, phát triển kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa, coi trọng vai trò cán cân của nền kinh tế, thực hiện việc tách chức năng Chính phủ với chức năng doanh nghiệp, mở rộng giao lưu kỹ thuật kinh tế, v.v. Từ đó, cải cách thể chế kinh tế lấy thành phố làm trọng điểm được triển khai toàn diện.
"Quyết định" đã chỉ rõ phương hướng nguyên tắc cho việc cải cách tìm tòi đương thời, xác định hơn nữa tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch cơ bản của cải cách; xác định rõ ràng việc tăng cường sức sống doanh nghiệp là khâu trung tâm trong cải cách thể chế kinh tế, củng cố hàng loạt thành quả của cải cách thể chế kinh tế thành phố, và chỉ rõ trọng tâm công tác trong tương lai; đề xuất một cách sáng tạo những khái niệm như “kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa”, “kinh tế hàng hóa có kế hoạch”, v.v. trả lời vấn đề lý luận đã gây rối cho việc thúc đẩy cải cách xã hội chủ nghĩa trong thời gian dài; từ góc độ tách chức năng Chính phủ với chức năng doanh nghiệp, đề xuất mệnh đề cải cách chuyển đổi chức năng Chính phủ, mở đầu tiến trình cải cách mang tính lâu dài; tiếp thu những kinh nghiệm cải cách nông thôn, phá vỡ chủ nghĩa bình quân, nhấn mạnh nguyên tắc phân phối theo lao động, chỉ rõ lộ trình thực hiện cả xã hội cùng giàu, v.v.
《中共中央关于经济体制改革的决定》
1984年10月,党的十二届三中全会在北京举行。全会一致通过了《中共中央关于经济体制改革的决定》。《决定》总结中华人民共和国成立以来特别是党的十一届三中全会以来经济体制改革的经验,初步提出和阐明了经济体制改革的一系列重大理论和实践问题,在理论上的重大贡献是,突破把计划经济同商品经济对立起来的传统观念,提出我国社会主义经济是“公有制基础上的有计划的商品经济”;突破把全民所有同国家机构直接经营企业混为一谈的传统观念,提出“所有权同经营权可以适当分开”。这是党在计划与市场关系问题上的全新认识。《决定》就增强企业活力、发展社会主义商品经济、重视经济杠杆作用、实行政企职责分开、扩大经济技术交流等一系列重大问题做出部署。此后,以城市为重点的经济体制改革全面铺开。
《决定》为当时的改革探索指明了原则方向,进一步确定了改革性质、目标、任务和基本蓝图;明确了增强企业活力是经济体制改革的中心环节,巩固了之前一系列城市经济体制改革的成果,并指明了未来的工作重心;创造性地提出了“社会主义商品经济”“有计划的商品经济”等概念,回答了长期困扰推进社会主义改革的理论问题;从政企职能分开的角度,提出了转变政府职能的改革命题,启动了这一长期性改革的进程;吸收农村改革经验,打破平均主义,强调按劳分配原则,指明了实现共同富裕的路径,等等。