Trận chiến công kiên cải cách doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là chủ thể cốt lõi và điểm tựa quan trọng của nền kinh tế nhà nước Trung Quốc, là nền tảng vật chất và nền tảng chính trị quan trọng của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là trụ cột quan trọng và sức mạnh nâng đỡ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, chấn hưng đất nước. Cải cách doanh nghiệp nhà nước không những ảnh hưởng đến việc thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy cải cách thể chế xã hội, là trọng điểm hàng đầu trong việc đi sâu cải cách toàn diện, liên quan đến toàn cục, nhiệm vụ nặng nề, mức độ khó khăn lớn và mang tính lâu dài, tính gian nan và tính phức tạp.
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, là khâu trung tâm trong cải cách thể chế kinh tế, doanh nghiêp nhà nước đã trải qua quá trình từ chế độ nhận khoán đến “chuyển từ nộp lợi nhuận cho nhà nước sang đóng thuế thu nhập doanh nghiệp”, từ chế độ trách nhiệm giám đốc đến xây dựng cơ cấu quản lý công ty hiện đại, v.v. Năm 1993, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV đề xuất xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, cải cách doanh nghiệp nhà nước bước vào giai đoạn thúc đẩy nhanh chóng. Năm 2013, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII đề xuất phương hướng và nhiệm vụ của việc đi sâu cải cách hơn nữa doanh nghiệp nhà nước. Năm 2016 là năm công kiên trong việc đi sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước, cũng là năm thực hiện đầy đủ các chính sách và các biện pháp. Nhằm ủng hộ cải cách doanh nghiệp nhà nước vòng mới, Báo cáo công tác Chính phủ năm 2016 đã đưa ra hàng loạt biện pháp đồng bộ như thúc đẩy cải cách đa dạng hóa vốn cổ phần, triển khai thực hiện thí điểm chức quyền của hội đồng quản trị doanh nghiệp, tuyển dụng người kinh doanh theo thị trường hóa, chế độ giám đốc chuyên nghiệp, chế độ sở hữu hỗn hợp, nhân viên nắm giữ cổ phần,v.v. đưa ra một loạt biện pháp đồng bộ đẩy nhanh cải tổ, thành lập công ty đầu tư, kinh doanh có vốn nhà nước, v.v. Từ đó, cải cách doanh nghiệp nhà nước vòng mới của Trung Quốc tức trận chiến công kiên cải cách doanh nghiệp nhà nước được chính thức bắt đầu.
So với cải cách doanh nghiệp nhà nước mấy vòng trước, nhiệm vụ hàng đầu của trận chiến công kiên vòng này là sáng tạo phát triển, từ đó để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và sức ảnh hưởng của doanh nghiệp nhà nước, xây dựng một loạt doanh nghiệp và thương hiệu đẳng cấp quốc tế, phối hợp với việc chuyển đổi, nâng cấp cơ cấu kinh tế mà Trung Quốc đang tiến hành. Sáp nhập và tái cơ cấu là con đường quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cải cách doanh nghiệp nhà nước vòng này, ngoài ra, một số doanh nghiệp nhà nước tiêu hao năng lượng lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng đã rời khỏi sân chơi lịch sử, và những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước lũng đoạn trước đây đã mở cửa thị trường hơn nữa, khiến cho vốn xã hội có được cơ hội nhiều hơn để tham gia cạnh tranh, đó cũng là phương hướng quan trọng của trận chiến công kiên cải cách doanh nghiệp nhà nước vòng này.
国企改革攻坚战
国有企业是中国国有经济的核心载体和重要支撑,是中国特色社会主义的重要物质基础和政治基础,是中国共产党执政兴国的重要支柱和依靠力量。国企改革不仅影响经济体制改革的推进,而且影响社会体制改革推进的过程,是全面深化改革的重中之重,事关发展全局,任务重、难度大,具有长期性、艰巨性和复杂性。
改革开放以来,国有企业改革作为整个经济体制改革的中心环节,经历了从承包制到利改税、从厂长负责制到建立现代公司治理结构等过程。1993年党的十四届三中全会提出建立现代企业制度,国企改革进入快速推进阶段。2013年,党的十八届三中全会提出进一步深化国有企业改革的方向和任务。2016年是深化国企改革攻坚年,也是政策措施落实年。为支撑新一轮国有企业改革,2016年的政府工作报告列出了推进股权多元化改革,开展落实企业董事会职权、市场化选聘经营者、职业经理人制度、混合所有制、员工持股等试点,加快改组组建国有资本投资、运营公司等一系列配套措施。由此,中国新一轮国企改革即国企改革攻坚战正式开启。
与此前几轮国企改革相比,此轮攻坚战的首要任务是创新发展,借此进一步提升国有企业的竞争力和影响力,打造一批世界级企业和品牌,呼应中国正在进行的经济结构转型升级。兼并重组则是此轮国企改革提升竞争力的重要途径,此外,一部分高耗能、高污染国有企业消失在历史舞台,以及以往被国有企业垄断的领域更多放开市场准入,让社会资本有更多机会参与竞争,也是此轮国企改革攻坚战的重要方向。