Trang chủ> Cải cách mở cửa

Cải cách phân tách “ba quyền” của đất khoán nông thôn

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Cải cách phân tách “ba quyền” của đất khoán nông thôn  

 Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, nông thôn Trung Quốc từng bước thực hiện chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình, phân tách quyền sở hữu ruộng đất với quyền nhận khoán kinh doanh ruộng đất, quyền sở hữu thuộc về tập thể, quyền nhận khoán kinh doanh thuộc về các hộ nông dân, khơi dậy mạnh mẽ tính tích cực của đông đảo nông dân, giải quyết vấn đề ấm no một cách hiệu quả, cải cách nông thôn đạt được thành quả quan trọng. Hiện nay, theo đà việc đi sâu thúc đẩy công nghiệp hóa, đô thị hóa, một khối lượng lớn lao động nông thôn lên thành thị làm ăn, chủ thể nhận khoán tách ra khỏi chủ thể kinh doanh, do đó làm cho quyền nhận khoán kinh doanh được phân tách hơn nữa thành quyền nhận khoán và quyền kinh doanh tương đối độc lập. Tháng 9 năm 2014, tại Hội nghị lần thứ 5 Tổ lãnh đạo đi sâu cải cách toàn diện Trung ương, Tập Cận Bình đề xuất, dưới tiền đề kiên trì ruộng đất nông thôn thuộc sở hữu tập thể, phải thúc đẩy việc tách quyền nhận khoán khỏi quyền kinh doanh, hình thành cục diện phân tách ba quyền quyền sở hữu, quyền nhận khoán và quyền kinh doanh, quyền kinh doanh được lưu chuyển. Đây là sự sáng tạo quan trọng về chế độ mới trong cải cách nông thôn sau chế độ trách nhiệm về nhận khoán sản xuất liên hợp theo hộ gia đình.        

“Phân tách ba quyền” là sự tự hoàn thiện của chế độ kinh doanh cơ bản nông thôn, phù hợp với quy luật khách quan quan hệ sản xuất thích ứng với sự phát triển của sức sản xuất, thể hiện sức sống bền vững của chế độ kinh doanh cơ bản nông thôn, có lợi cho việc làm sáng tỏ quan hệ quyền sở hữu ruộng đất, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các tập thể nông dân, các hộ nông dân nhận khoán, các chủ thể kinh doanh; có lợi cho việc thúc đẩy tận dụng hợp lý tài nguyên đất đai, xây dựng hệ thống kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, phát triển kinh doanh với quy mô vừa phải với nhiều hình thức, nâng cao giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích ruộng đất, năng suất lao động cũng như hiệu suất sử dụng tài nguyên, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp hiện đại.

农村承包地“三权”分置改革

改革开放之初,中国农村逐步实行了家庭联产承包责任制,将土地所有权和承包经营权分设,所有权归集体,承包经营权归农户,极大地调动了亿万农民积极性,有效解决了温饱问题,农村改革取得重大成果。当前,随着工业化、城镇化深入推进,农村劳动力大量进入城镇就业,承包主体与经营主体分离,从而使承包经营权进一步分解为相对独立的承包权和经营权。2014年9月,在中央全面深化改革领导小组第五次会议上,习近平提出要在坚持农村土地集体所有的前提下,促使承包权和经营权分离,形成所有权、承包权、经营权三权分置,经营权流转的格局。这是继家庭联产承包责任制后农村改革又一重大制度创新。

“三权分置”是农村基本经营制度的自我完善,符合生产关系适应生产力发展的客观规律,展现了农村基本经营制度的持久活力,有利于明晰土地产权关系,更好地维护农民集体、承包农户、经营主体的权益;有利于促进土地资源合理利用,构建新型农业经营体系,发展多种形式适度规模经营,提高土地产出率、劳动生产率和资源利用率,推动现代农业发展。