Trang chủ> Cải cách mở cửa

Chiến lược phát triển mạnh miền Tây

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Chiến lược phát triển mạnh miền Tây 

 Phát triển mạnh miền Tây là quyết sách chiến lược quan trọng mà Trung ương Đảng, Quốc vụ viện đưa ra trên cơ sở quán triệt tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về “Hai đại cục” trong xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Tháng 9 năm 1999, Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XV đề xuất: Nhà nước phải thực thi chiến lược phát triển mạnh miền Tây. Tháng 1 năm 2000, Quốc vụ viện đã thành lập Tổ lãnh đạo phát triển khu vực miền Tây. 

Quy hoạch tổng thể phát triển mạnh miền Tây có thể chia thành ba giai đoạn: Từ năm 2001 đến năm 2010 là giai đoạn đặt nền móng, từ năm 2011 đến năm 2030 là giai đoạn đẩy nhanh phát triển, từ năm 2031 đến năm 2050 là giai đoạn đẩy mạnh toàn diện hiện đại hóa. Nhà nước đề xuất phát triển miền Tây phải lấy xây dựng cơ sở hạ tầng làm nền móng, lấy bảo vệ môi trường sinh thái làm căn bản, lấy điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề đặc sắc làm then chốt, lấy dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng đào tạo nhân tài làm bảo đảm, lấy cải cách mở cửa làm động lực, lấy kinh tế thịnh vượng, thực hiện nhân dân các dân tộc cùng giàu làm điểm xuất phát.   

Phát triển mạnh miền Tây có phạm vi bao gồm 12 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc của Trung Quốc, chiếm khoảng 71,4 % diện tích cả nước. Do nguyên nhân tự nhiên, lịch sử, xã hội, v.v. sự phát triển kinh tế của khu vực miền Tây tương đối lạc hậu. Thực thi chiến lược phát triển mạnh miền Tây, đẩy nhanh phát triển khu vực miền Trung, miền Tây, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc mở rộng nhu cầu trong nước, thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển liên tục, thúc đẩy kinh tế các vùng miền phát triển nhịp nhàng, cuối cùng thực hiện cả xã hội cùng giàu, tăng cường đoàn kết dân tộc và duy trì ổn định xã hội và củng cố biên phòng.  

Đầu năm 2017, Quốc vụ viện đã chính thức phê duyệt “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển mạnh miền Tây”, đề xuất mục tiêu tổng thể là đến năm 2020, hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả theo đúng thời hạn, sức mạnh kinh tế tổng hợp, mức sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân, tình hình môi trường sinh thái của khu vực miền Tây lại bước lên bậc thềm mới. Mục tiêu cụ thể bao gồm sáu mặt là kinh tế phát triển bền vững, lành mạnh, năng lực phát triển thúc đẩy bằng sáng tạo được tăng cường rõ rệt, việc chuyển đổi và nâng cấp mô hình đạt tiến triển mang tính thực chất, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện hơn nữa, môi trường sinh thái được cải thiện mang tính thực chất, năng lực cung cấp dịch vụ công cộng được tăng cường rõ rệt.

西部大开发战略 

西部大开发是20世纪末21世纪初党中央、国务院贯彻邓小平关于中国现代化建设“两个大局”思想做出的重大战略决策。1999年9月,中共十五届四中全会提出:国家要实施西部大开发战略。2000年1月,国务院成立了西部地区开发领导小组。

西部大开发总体规划可划分为三个阶段:从2001年到2010年是奠定基础阶段,从2011到2030年是加速发展阶段,从2031年到2050年是全面推进现代化阶段。国家提出西部开发要以基础设施建设为基础,以生态环境保护为根本,以经济结构调整、开发特色产业为关键,以依靠科技进步、培养人才为保障,以改革开放为动力,以繁荣经济、使各族人民共同富裕为出发点。

西部大开发的范围包括中国12个省、自治区、直辖市,面积约占全国的71.4%。由于自然、历史、社会等原因,西部地区经济发展相对落后。实施西部大开发战略、加快中西部地区发展,对于扩大内需,推动国民经济持续增长,促进各地区经济协调发展,最终实现共同富裕,对于加强民族团结,维护社会稳定和巩固边防,具有十分重要的意义。

2017年初,国务院正式批复了《西部大开发“十三五”规划》,提出的总目标是,到2020年如期全面建成小康社会,西部地区综合经济实力、人民生活水平和质量、生态环境状况再上新台阶。具体目标包括经济持续健康发展、创新驱动发展能力显著增强、转型升级取得实质性进展、基础设施进一步完善、生态环境实质性改善、公共服务能力显著增强等6方面。