Trang chủ> Cải cách mở cửa

​Ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á

 Mùa hè năm 1997, châu Á bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính hiếm thấy, giá trị tiền tệ, các loại vốn và tài sản của đại đa số nền kinh tế bị sụt xuống 30%-40%, các ngân hàng và doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khốn khó chưa từng có. Đến năm 1998, cuộc khủng hoảng tiếp tục lan tràn và mở rộng, và tác động đến những nước và khu vực như Nga và châu Mỹ Latinh, v.v. gây mất ổn định thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán thế giới cũng như tình hình chính trị rối ren ở một số nước.    

Do thực hiện chính sách tài chính khá thận trọng và đã áp dụng hàng loạt biện pháp phòng ngừa trước cuộc khủng khoảng, Trung Quốc không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng khoảng, tiếp tục duy trì ổn định tài chính và kinh tế. Nhằm làm dịu đi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt chính sách tích cực, thể hiện sự đảm đương gánh vác trách nhiệm của Trung Quốc.  

Một là tích cực tham gia vào chương trình viện trợ các nước châu Á liên quan của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khuôn khổ IMF, thông qua mô hình hai bên, đã cung cấp viện trợ cho các nước như Thái Lan, v.v. với tổng số tiền viện trợ hơn 4 tỷ USD, cung cấp viện trợ cho vay xuất khẩu và viện trợ dược phẩm khẩn cấp không hoàn lại cho các nước như In-đô-nê-xi-a, v.v.   

Hai là với thái độ trách nhiệm cao, xuất phát từ đại cục duy trì sự ổn định và phát triển của khu vực, dù chịu áp lực rất lớn, trả giá rất cao, nhưng Chính phủ Trung Quốc đã quyết định không phá giá đồng Nhân dân tệ, đóng vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển của tài chính và kinh tế châu Á nói riêng và thế giới nói chung.    

Ba là cùng với việc kiên trì không phá giá đồng Nhân dân tệ, Chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách nỗ lực mở rộng nhu cầu trong nước, kích thích tăng trưởng kinh tế, đã duy trì sự tăng trưởng lành mạnh và ổn định của nền kinh tế trong nước, phát huy vai trò quan trọng trong việc làm dịu đi tình hình căng thẳng của kinh tế châu Á, thúc đẩy phục hồi nền kinh tế châu Á.   

 Bốn là Trung Quốc phối hợp nhịp nhàng với các bên liên quan, tích cực tham gia và thúc đẩy hợp tác tài chính khu vực và quốc tế. Trong các trường hợp đa phương khu vực như Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 6 (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), Cuộc gặp không chính thức các nhà lãnh đạo ASEAN – Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Cuộc gặp không chính thức các nhà lãnh đạo ASEAN – Trung Quốc, v.v. Trung Quốc đã đề xuất những chủ trương của mình, phối hợp nhịp nhàng với các bên, tích cực tham gia và thúc đẩy hợp tác tài chính khu vực và quốc tế.  

应对亚洲金融危机

1997年夏,亚洲爆发了罕见的金融危机,大多数经济体的货币和资产价值跌落了30%~40%,银行和企业陷入了空前的困境。到1998年,危机继续蔓延和深化,并波及俄罗斯和拉美等国家和地区,引发了全球汇市、股市大波动和一些国家的政局动荡。

中国由于实行比较谨慎的金融政策和此前采取的一系列防范措施,在危机中未受到直接冲击,金融和经济继续保持稳定。为缓解亚洲金融危机,中国政府采取了一系列积极政策,展示了中国的责任与担当。

一是积极参与国际货币基金组织对亚洲有关国家的援助,在其框架内并通过双边渠道,向泰国等国提供了总额超过40亿美元的援助,向印尼等国提供了出口信贷和紧急无偿药品援助。

二是中国政府本着高度负责的态度,从维护地区稳定和发展大局出发,承受了巨大压力,付出了很大代价,做出了人民币不贬值的决定,对亚洲乃至世界金融、经济的稳定和发展起到了重要作用。

三是在坚持人民币不贬值的同时,中国政府采取努力扩大内需、刺激经济增长的政策,保持了国内经济的健康和稳定增长,对缓解亚洲经济紧张形势、带动亚洲经济复苏发挥了重要作用。

四是中国与有关各方协调配合,积极参与和推动地区和国际金融合作。中国利用亚太经济合作组织第六次领导人非正式会议、东盟—中、日、韩及东盟—中国领导人非正式会晤等地区多边场合,提出中国主张,与有关各方协调配合,积极参与和推动地区和国际金融合作。