Trang chủ> Cải cách mở cửa

Ủng hộ sự phát triển của kinh tế chế độ phi công hữu

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Ủng hộ sự phát triển của kinh tế chế độ phi công hữu

Thập kỷ 70 thế kỷ XX, đối mặt với áp lực cư dân thiếu hụt những đồ dùng hàng ngày cần thiết và công ăn việc làm, bộ phận quần chúng ở nông thôn đã sáng tạo “làm khoán toàn bộ”, bộ phận cư dân thành thị cũng bắt đầu tự kiếm lấy việc làm. Lúc đầu, Trung ương đưa ra một số chính sách có hạn để ủng hộ những sáng kiến hành động tự phát của quần chúng. Sau khi bắt đầu cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm tòi một cách khoa học, sáng tạo về “Cái gì là chủ nghĩa xã hội, làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mở màn cho việc phát triển kinh tế chế độ phi công hữu. Năm 1987, Đại hội Đảng XIII đề xuất, lấy chế độ công hữu làm chủ thể, ra sức phát triển kinh tế hàng hóa có kế hoạch, xác nhận kinh tế tư nhân là sự bổ sung cần thiết và hữu ích cho kinh tế chế độ công hữu. “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp” năm 1988 đã xác định rõ ràng vai trò pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Năm 1989, doanh nghiệp tư nhân lần đầu tiên được đưa vào số liệu thống kê chính thức. Đầu năm 1992, Đặng Tiểu Bình có Bài phát biểu tại miền Nam, đã đặt nền tảng lý luận tư tưởng cho việc phát triển kinh tế chế độ phi công hữu.  

Đại hội Đảng XV đề xuất, kinh tế chế độ phi công hữu là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nước ta. Kinh tế chế độ phi công hữu được nâng từ “sự bổ sung” lên “bộ phận cấu thành quan trọng” của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng XVI đề xuất, kiên định vững vàng củng cố và phát triển chế độ công hữu, kiên định vững vàng khuyến khích, ủng hộ và dẫn dắt sự phát triển của kinh tế chế độ phi công hữu. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII lại đề xuất rõ ràng hơn nữa, kinh tế chế độ công hữu và kinh tế chế độ phi công hữu đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đều là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Đại hội Đảng XIX đã đề xuất nhiều khái niệm quan trọng mới về việc khuyến khích, ủng hộ sự phát triển của kinh tế chế độ phi công hữu, thúc đẩy kinh tế chế độ phi công hữu bước vào thời đại phát triển mới. Trong 40 năm cải cách mở cửa, kinh tế chế độ phi công hữu từ không đến có, đến phát triển lớn mạnh, bên cạnh đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của đầu tư tư nhân. Đến đầu năm 2018, kinh tế chế độ phi công hữu đã tạo ra khoảng 80% công ăn việc làm, khoảng 60% GDP, trên 50% thuế nộp ngân sách nhà nước.

支持非公有制经济发展

20世纪70年代,面对居民日常必需品短缺和劳动力就业的压力,部分农村群众创造了“大包干”,部分城镇居民也开始自谋职业。中央最初对于这种群众自发创举,采取了有限的支持政策。改革开放后,中国共产党对“什么是社会主义、怎样建设社会主义”进行了科学的、开创性探索,揭开了非公有制经济发展的大幕。1987年,党的十三大提出了以公有制为主体、大力发展有计划的商品经济,确认了私营经济是公有制经济必要的和有益的补充。1988年的宪法修正案中明确了私营企业的法律地位。1989年,私营企业第一次被纳入官方统计数据。1992年年初,邓小平发表南方谈话,为发展非公有制经济奠定了思想理论基础。

党的十五大提出,非公有制经济是我国社会主义市场经济的重要组成部分。非公有制经济从社会主义经济的“补充”上升为“重要组成部分”。党的十六大提出,毫不动摇地巩固和发展公有制经济,毫不动摇地鼓励、支持和引导非公有制经济发展。党的十八届三中全会进一步明确提出,公有制经济和非公有制经济都是社会主义市场经济的重要组成部分,都是我国经济社会发展的重要基础。党的十九大就鼓励支持非公有制经济发展提出了许多新的重大论述,推动了非公有制经济迈入发展的新时代。非公有制经济在改革开放40年中由无到有、到发展壮大,相伴的是民间投资的快速增长。到2018年年初,非公经济创造了80%左右的就业、60%左右的GDP、50%以上的税收。