Trang chủ> Cải cách mở cửa

Thực hiện hai chuyển đổi mang tính căn bản

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Thực hiện hai chuyển đổi mang tính căn bản

 Điều quyết định quỹ đạo phát triển kinh tế của một quốc gia, một là thể chế kinh tế, hai là mô hình tăng trưởng kinh tế. Việc lựa chọn và cải cách thể chế kinh tế cũng như việc lựa chọn và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, là những nội dung quan trọng mà công tác kinh tế luôn luôn quan tâm và đưa ra quyết sách. Thể chế kinh tế có mối liên hệ với quan hệ sản xuất, mô hình tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ với sức sản xuất, chúng nương tựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, có hình thái tổ hợp khác nhau trong điều kiện khác nhau, thể chế kinh tế nhất định lại tương ứng với mô hình tăng trưởng kinh tế nhất định.   

Năm 1995, Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV đề xuất, điều then chốt trong việc thực hiện “Quy hoạch 5 năm lần thứ 9” và Mục tiêu viễn cảnh năm 2010 là thực hiện hai chuyển đổi mang tính căn bản có ý nghĩa toàn cục: Một là chuyển đổi thể chế kinh tế từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa truyền thống sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hai là chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ kiểu quảng canh sang kiểu thâm canh, mục đích là nhằm thúc đẩy kinh tế quốc dân phát triển liên tục, nhanh chóng, lành mạnh và thúc đẩy xã hội tiến bộ toàn diện. Sự chuyển đổi mang tính căn bản thứ nhất là chỉ việc cải cách quan hệ sản xuất, là chiến lược cải cách, có thể gọi là “chuyển đổi quỹ đạo thể chế”; sự chuyển đổi mang tính căn bản thứ hai là chỉ việc điểu chỉnh đường lối phát triển của sức sản xuất, là chiến lược phát triển, cũng có thể gọi là “chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. Thúc đẩy đồng đều “chuyển đổi quỹ đạo thể chế” và “chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, cải cách và phát triển bổ sung cho nhau, là điều then chốt để thực hiện mục tiêu chiến lược vĩ đại trong thời kỳ mới.    

Việc thực hiện mục tiêu “hai chuyển đổi mang tính căn bản”, là sự tổng kết lịch sử những thành tựu vĩ đại và kinh nghiệm thành công mà Trung Quốc đã đạt được trong cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa kể từ khi cải cách mở cửa đặc biệt là trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 8” đến nay, là phương châm quan trọng mà Đảng đề xuất trên cơ sở đi sâu tìm tòi và nắm bắt toàn diện quy luật phát triển kinh tế của Trung Quốc, là nhiệm vụ chiến lược cấp bách và quan trọng liên quan đến toàn cục kinh tế quốc dân, đánh dấu cho việc xây dựng kinh tế của Trung Quốc sẽ phát triển theo phương hướng đi sâu cải cách thể chế và nâng cao chất lượng.   

实现两个根本性转变

决定一个国家经济发展轨迹的,一是经济体制,二是经济增长方式。前者的选择和改革与后者的选择和更新,是经济工作始终关注和决策的重要内容。经济体制与生产关系相联系,经济增长方式与生产力相联系,两者之间相互依存、相互制约、相互促进,在不同条件下有不同的组合形态,一定的经济体制又与一定的经济增长方式相对应。

1995年党的十四届五中全会提出,实现“九五”计划和2010年远景目标的关键是实行两个具有全局意义的根本性转变:一是经济体制从传统的计划经济体制向社会主义市场经济体制转变,二是经济增长方式从粗放型向集约型转变,目的是促进国民经济持续快速健康发展和社会全面进步。第一个根本性转变是指生产关系的改革,是改革战略,可以叫作“体制转轨”;第二个根本性转变是指生产力发展途径的调整,是发展战略,也可以叫作“增长转型”。“体制转轨”与“增长转型”同步推进,改革与发展相辅相成,是实现新时期伟大战略目标的关键所在。

实现“两个根本性转变”目标,是对中国改革开放以来特别是“八五”时期改革开放和现代化建设所取得的伟大成就及成功经验的历史总结,是党在深入探索和全面把握中国经济发展规律的基础上提出的重要方针,是关系国民经济全局的紧迫而重大的战略任务,标志着中国经济建设将朝着深化体制改革、提高质量的方向发展。