Trang chủ> Cải cách mở cửa

​Xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 

 Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là kết hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa cơ bản. Thực hiện sự kết hợp hữu cơ giữa chế độ xã hội chủ nghĩa cơ bản với kinh tế thị trường, phát huy tốt thế mạnh chế độ của chủ nghĩa xã hội và thế mạnh của kinh tế thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực, là một nội dung cực kỳ quan trọng trong việc kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. 40 năm kể từ khi Trung Quốc cải cách mở cửa đến nay, nội dung quan trọng nhất trong cải cách thể chế kinh tế chính là quá trình từ việc tìm tòi, đến việc xây dựng, rồi đến việc không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, với điều cốt lõi là xử lý tốt mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường. 

 Năm 1992, Đại hội Đảng XIV đề xuất, mục tiêu cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phải làm cho thị trường đóng vai trò mang tính cơ sở trong việc phân bổ các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đánh dấu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn kinh tế thị trường đi theo ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Tháng 11 năm 1993, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV đã thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Trong hơn 20 năm sau đó, Trung Quốc luôn tìm tòi định vị khoa học mới của mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường từ thực tiễn. Đại hội Đảng XV đề xuất “làm cho thị trường đóng vai trò mang tính cơ sở trong việc phân bổ các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước”, Đại hội Đảng XVI đề xuất “phát huy vai trò mang tính cơ sở của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực với mức độ lớn hơn”, Đại hội Đảng XVII đề xuất “phát huy tốt hơn vai trò mang tính cơ sở của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực theo chế độ”, Đại hội Đảng XVIII đề xuất “phát huy vai trò mang tính cơ sở của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực với mức độ lớn hơn, trong phạm vi rộng hơn”. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII đề xuất, phải làm cho thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực và phát huy tốt hơn vai trò của Chính phủ, điều đó chứng minh rằng vấn đề cốt lõi trong việc đi sâu cải cách thể chế kinh tế toàn diện vẫn là xử lý tốt mối quan hệ giữa Chính phủ và thị trường.

建立社会主义市场经济体制

社会主义市场经济体制是同社会主义基本制度结合在一起的。实现社会主义基本制度与市场经济的有机结合,把社会主义的制度优势和市场经济配置资源的优势都发挥好,是坚持和发展中国特色社会主义一项极其重要的内容。中国改革开放40年来,经济体制改革最主要的内容就是社会主义市场经济体制从探索到建立再到不断完善的过程,其核心是理顺政府与市场的关系。

1992年,党的十四大提出中国经济体制改革的目标是建立社会主义市场经济体制,要使市场在国家宏观调控下对资源配置起基础性作用,标志着中国共产党把市场经济写在了社会主义的旗帜上。1993年11月召开的党的十四届三中全会通过了《中共中央关于建立社会主义市场经济体制若干问题的决定》。此后20多年时间里,中国一直在根据实践寻找政府和市场关系新的科学定位。党的十五大提出“使市场在国家宏观调控下对资源配置起基础性作用”,党的十六大提出“在更大程度上发挥市场在资源配置中的基础性作用”,党的十七大提出“从制度上更好发挥市场在资源配置中的基础性作用”,党的十八大提出“更大程度更广范围发挥市场在资源配置中的基础性作用”。十八届三中全会提出要使市场在资源配置中起决定性作用和更好发挥政府作用,这说明全面深化经济体制改革的核心问题仍然是处理好政府和市场的关系。