Trang chủ> Cải cách mở cửa

Giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội

 Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đầu tiên gặp phải vấn đề sức sản xuất, nhất là vấn đề lý giải như thế nào về vấn đề vai trò của sức sản xuất trong sự tăng trưởng và sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, v.v. Trong Bài phát biểu tại miền Nam năm 1992, Đặng Tiểu Bình chỉ ra: “Bản chất của chủ nghĩa xã hội chính là giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất, xóa bỏ sự bóc lột, tiêu diệt phân hóa hai cực, cuối cùng thực hiện cả xã hội cùng giàu.” Những quan điểm về vấn đề sức sản xuất được xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của lý luận Đặng Tiểu Bình, xuyên suốt quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc. Năm 2002, Đại hội Đảng XVI xác định “cần phải coi trọng cao độ việc giải phóng và phát triển sức sản xuất” là ý nghĩa cốt lõi của Đảng Cộng sản Trung Quốc “cầm quyền, chấn hưng đất nước”. Năm 2012, Báo cáo Đại hội Đảng XVIII đề xuất, việc giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội là nhiệm vụ căn bản của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh, hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, nhiệm vụ căn bản nhất, cấp bách nhất vẫn là giải phóng và phát triển hơn nữa sức sản xuất xã hội.    

 Giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, là nhiệm vụ căn bản của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là nền tảng quan trọng để thực hiện việc không ngừng nâng cao trình độ văn hóa vật chất của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, là con đường cơ bản để thực hiện việc hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả. “Không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội”, trở thành lập trường cơ bản gánh vác trách nhiệm quan trọng, thực hiện lời hứa trịnh trọng của Trung ương Đảng.

解放和发展社会生产力

改革开放之初,中国经济发展首先遇到的就是生产力问题,特别是怎样理解生产力在中国经济增长和发展中的作用问题等。邓小平在1992年“南方谈话”中指出:“社会主义的本质就是解放生产力,发展生产力,消灭剥削,消除两极分化,最终达到共同富裕。”有关生产力问题的表述,贯穿于邓小平理论形成和发展的始终,贯穿于中国改革开放的全过程。2002年,党的十六大把“必须高度重视解放和发展生产力”确立为中国共产党“执政兴国”的要义。2012年,党的十八大报告提出,解放和发展社会生产力是中国特色社会主义的根本任务。习近平多次强调,全面建成小康社会,实现社会主义现代化,实现中华民族伟大复兴,最根本最紧迫的任务还是进一步解放和发展社会生产力。

解放和发展社会生产力,是中国特色社会主义的根本任务,是实现人民物质文化水平不断提高、促进人的全面发展的重要基础,是实现全面建成小康社会战略目标的基本途径。“不断解放和发展社会生产力”,成为党中央承担重大责任、履行庄重承诺的基本立场。