Khoa học kỹ thuật là sức sản xuất hàng đầu
“Khoa học kỹ thuật là sức sản xuất” là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Tháng 6 năm 1988, căn cứ vào hiện trạng và xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, Đặng Tiểu Bình lần đầu tiên đề xuất “Khoa học kỹ thuật là sức sản xuất hàng đầu” tại Đại hội khoa học toàn quốc. Nhận định này là quan điểm hàng đầu và tinh túy của tư tưởng Đặng Tiểu Bình về khoa học kỹ thuật, vừa là đặc điểm quan trọng của sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, cũng là kết quả tất yếu của sự phát triển khoa học kỹ thuật, cung cấp động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc trong thập kỷ 90 thậm chí là thời kỳ xuyên thế kỷ.
Đại hội Đảng XIV năm 1992 lại chỉ ra, “Khoa học kỹ thuật là sức sản xuất hàng đầu, chấn hưng kinh tế trước hết phải chấn hưng khoa học kỹ thuật”. Năm 2001, trong bài phát biểu quan trọng tại Đại hội kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân chỉ ra, “Khoa học kỹ thuật là sức sản xuất hàng đầu, mà còn là sự thể hiện tập trung và tiêu chí chủ yếu của sức sản xuất tiên tiến”. Tháng 6 năm 2014, tại Đại hội khoa học kỹ thuật công trình quốc tế, Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Hơn 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất là hơn 30 năm cải cách mở cửa đến nay, kinh tế – xã hội Trung Quốc phát triển nhanh chóng, trong đó động lực từ sáng tạo khoa học kỹ thuật công trình đóng vài trò đáng kể. Thế giới ngày nay, vai trò sức sản xuất hàng đầu của khoa học kỹ thuật ngày càng nổi bật.”
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ cao đang ngày càng trở thành sức mạnh mang tính quyết định trong sự phát triển kinh tế – xã hội, trở thành tiêu điểm trong cuộc cạnh tranh về sức mạnh tổng hợp quốc gia. Năng lực cạnh tranh cốt lõi quốc gia ngày càng được thể hiện ở năng lực vun đắp, phân bổ, điều khiển nguồn lực trí lực và thành quả trí tuệ, thể hiện ở năng lực sở hữu, vận dụng quyền sở hữu trí tuệ. Phát huy đầy đủ vai trò “sức sản xuất hàng đầu” của khoa học kỹ thuật, là điều then chốt để thực hiện mục tiêu chiến lược hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.
科学技术是第一生产力
“科学技术是生产力”是马克思主义的基本原理。1988年6月,邓小平根据科学技术发展的现状和趋势,在全国科学大会上首次提出“科学技术是第一生产力”。这一论断是邓小平科技思想的首要观点和精髓,既是现代科学技术发展的重要特点,也是科学技术发展的必然结果,为中国90年代乃至跨世纪经济和社会发展提供强大驱动力。
1992年党的十四大进一步指出,“科学技术是第一生产力,振兴经济首先振兴科技”。2001年,江泽民在庆祝中国共产党成立80周年大会上的重要讲话中指出,“科学技术是第一生产力,而且是先进生产力的集中体现和主要标志”。2014年6月,习近平在国际工程科技大会上强调:“新中国成立60多年特别是改革开放30多年来,中国经济社会快速发展,其中工程科技创新驱动功不可没。当今世界,科学技术作为第一生产力的作用愈益凸显。”
当今时代,科学技术特别是高技术正日益成为经济社会发展的决定性力量,成为综合国力竞争的焦点。国家核心竞争力越来越表现为对智力资源和智慧成果的培育、配置、调控能力,表现为对知识产权的拥有、运用能力。充分发挥科学技术“第一生产力”的作用,是实现中国社会主义现代化战略目标的关键。