Trang chủ> Cải cách mở cửa

Kinh tế hàng hóa có kế hoạch

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Kinh tế hàng hóa có kế hoạch 

 Tháng 10 năm 1984, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII nhất trí thông qua “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách thể chế kinh tế”, đề xuất rõ ràng “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu”. So với kinh tế do thị trường điều tiết hoàn toàn, kinh tế hàng hóa có kế hoạch tức là thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở chế độ công hữu tư liệu sản xuất, tự giác vận dụng và căn cứ vào quy luật giá trị, điều tiết việc sản xuất và trao đổi hàng hóa theo kế hoạch. “Quyết định” còn chỉ ra, “Sự phát triển đầy đủ của kinh tế hàng hóa, là giai đoạn mà sự phát triển kinh tế – xã hội không thể vượt qua, là điều kiện tất yếu để thực hiện hiện đại hóa kinh tế ở nước ta”, “Việc thực hiện kinh tế kế hoạch hóa và việc vận dụng quy luật giá trị, phát triển kinh tế hàng hóa không phải bài xích lẫn nhau mà là thống nhất với nhau, đối lập chúng với nhau là sai”. Cách nói này đã thay đổi cách nói “lấy kinh tế kế hoạch hóa làm chính, lấy điều tiết thị trường làm phụ” trong quá khứ, tỏ rõ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thay đổi nhận thức truyền thống trong quá khứ là đối lập kinh tế kế hoạch hóa với kinh tế hàng hóa trong xây dựng kinh tế, là sự đột phá quan trọng đối với lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa truyền thống, đã làm phong phú và phát triển mạnh mẽ kinh tế chính trị học xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội khoa học, cung cấp căn cứ lý luận khoa học và tư tưởng chỉ đạo chung cho cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc, tạo nên trụ cột lý luận của cương lĩnh cải cách thể chế kinh tế. Nhận định này đã chỉ rõ phương hướng cho cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn đó, là bước tiến then chốt trong việc xây dựng kinh tế nhà nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, đã đặt nền nóng cho việc đề xuất lý luận kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sau này.        

 Sau đó, Đại hội Đảng XIII đã định nghĩa thể chế mới kinh tế hàng hóa có kế hoạch xã hội chủ nghĩa là thể chế thống nhất kế hoạch với thị trường, và đề xuất mô hình vận hành kinh tế “nhà nước điều tiết thị trường, thị trường dẫn dắt doanh nghiệp”, cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu.、

有计划的商品经济

1984年10月,党的十二届三中全会一致通过《中共中央关于经济体制改革的决定》,明确提出“社会主义经济是在公有制基础上的有计划的商品经济”。有计划的商品经济相对于完全由市场调节的经济而言,即在生产资料公有制基础上,自觉运用和依据价值规律,对商品生产和交换进行计划调节的社会主义经济体制。决定还指出,“商品经济的充分发展,是社会经济发展的不可逾越的阶段,是实现我国经济现代化的必要条件”,“实行计划经济同运用价值规律、发展商品经济,不是互相排斥的,而是统一的,把二者对立起来是错误的”。这一提法改变了以往“计划经济为主,市场调节为辅”的表述,表明中国共产党改变了以往在经济建设中将计划经济同商品经济对立起来的传统认识,是对传统社会主义经济理论的重大突破,极大地丰富和发展了社会主义政治经济学和科学社会主义,为中国的经济体制改革提供了科学的理论依据和总的指导思想,构成经济体制改革纲领的理论支柱。这一论断指明了中国当时阶段经济体制改革的方向,是国家经济建设从以往的计划经济向市场经济迈出的关键一步,为日后社会主义市场经济理论的提出做了铺垫。

此后,党的十三大把社会主义有计划的商品经济新体制界定为计划和市场内在统一的体制,并提出“国家调节市场,市场引导企业”的经济运行模式,中国经济体制改革进一步走向深入。