Trang chủ> Cải cách mở cửa

Cải cách doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Cải cách doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân

Cải cách doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân là giải pháp chiến lược quan trọng của Trung ương để nâng cao sức sống của doanh nghiệp nhà nước, thực hiện phương châm xây dựng doanh nghiệp nhà nước cho lớn và mạnh hơn. Trong 40 năm cải cách mở cửa, cải cách doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân xuyên suốt quá trình cải cách như một sợi chỉ đỏ. Từ năm 1978 đến năm 1984, cải cách doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân tiến hành thí điểm chủ yếu xoay quanh việc mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp, trong giai đoạn này, Chính phủ đã trao một số quyền lực xuống doanh nghiệp trên các mặt như lập kế hoạch, tiêu thụ sản phẩm, lưu trữ lợi nhuận, v.v. đặc biệt là đã thực hiện chế độ lưu trữ lợi nhuận trong doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp nhà nước có được tài lực nhất định trên các mặt như phát triển sản xuất, cải thiện phúc lợi tập thể của công nhân viên chức và khen thưởng công nhân viên chức, v.v. Tháng 12 năm 1986, Quốc vụ viện ban hành “Một số quy định về việc đi sâu cải cách doanh nghiệp và tăng cường sức sống của doanh nghiệp”, cuộc cải cách chế độ sở hữu toàn dân chính thức khởi động. “Quy định” đề xuất, những doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân nhỏ có thể tích cực thí điểm cho thuê doanh nghiệp để kinh doanh, nhận khoán kinh doanh doanh nghiệp, những doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân vừa và lớn phải thực hiện chế độ trách nhiệm kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau, các địa phương có thể lựa chọn một số doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân vừa và lớn mà đủ điều kiện để tiến hành thí điểm chế độ cổ phần. Điều này đã giải quyết một cách sâu sắc vấn đề chủ thể kinh tế là doanh nghiệp nhà nước thiếu tính tích cực, hiệu suất kinh tế tổng thể không cao, đồng thời cũng đã xóa bỏ hơn nữa những thiên kiến và kỳ thị của người dân đối với những doanh nghiệp có chế độ sở hữu khác nhau.     

Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIV tổ chức năm 1993 đã xác định phương hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước là xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại “quyền sở hữu minh bạch, quyền lợi và chức trách rõ ràng, tách Chính phủ khỏi doanh nghiệp, quản lý khoa học”. Đại hội Đảng XV tổ chức năm 1997 đề xuất, phải xuất phát từ việc xây dựng tốt kinh tế nhà nước, quản lý tốt những doanh nghiệp nhà nước lớn, mở rộng không gian phát triển tự chủ cho những doanh nghiệp nhà nước nhỏ, thực hiện việc cải tổ mang tính chiến lược doanh nghiệp nhà nước. Đại hội Đảng XVI tổ chức năm 2002 đã đề xuất nhiệm vụ quan trọng đi sâu cải cách thể chế quản lý các loại vốn và tài sản nhà nước, yêu cầu xây dựng chế độ chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương lần lượt đại diện cho nhà nước để thực hiện chức trách của người góp vốn. Đại hội Đảng XIX tổ chức năm 2017 nhấn mạnh, phải hoàn thiện thể chế quản lý các loại vốn và tài sản nhà nước, cải cách thể chế do ban ngành quản lý vốn và tài sản nhà nước ủy quyền kinh doanh, đẩy nhanh ưu hóa bố cục, điều chỉnh cơ cấu, tái cơ cấu mang tính chiến lược kinh tế nhà nước, thúc đẩy giữ vững giá trị và tăng thêm giá trị vốn và tài sản nhà nước, thúc đẩy vốn và tài sản nhà nước ngày càng lớn hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn, phòng ngừa hiệu quả sự thất thoát của vốn và tài sản nhà nước. Đi sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển nền kinh tế với chế độ sở hữu hỗn hợp, vun đắp doanh nghiệp hàng đầu thế giới có sức cạnh tranh trên toàn cầu. Nói tóm lại, qua 40 năm cải cách, thể chế quản lý và cơ chế vận hành của các doanh nghiệp chế độ sở hữu toàn dân đã có những thay đổi căn bản, chất lượng vận hành và tốc độ phát triển cũng được nâng cao rõ rệt, sức kiểm soát và sức ảnh hưởng của kinh tế nhà nước được tăng cường với mức độ lớn.

全民所有制企业改革

全民所有制企业改革是中央提高国有企业活力、实施做强做大国有企业方针的重大战略举措。改革开放40年,全民所有制企业改革像一根红线贯穿始终。1978年到1984年之间,全民所有制企业改革主要围绕扩大企业自主权进行试点,这一阶段,在计划制订、产品销售、利润留存等方面,政府给企业下放了一些权力,特别是实行了企业留利制度,使国有企业在发展生产、改善职工集体福利和奖励职工等方面有了一定的财力。1986年12月,国务院做出《关于深化企业改革增强企业活力的若干规定》,全民所有制改革正式启动。规定提出,全民所有制小型企业可积极试行租赁、承包经营,全民所有制大中型企业要实行多种形式的经营责任制,各地可以选择少数有条件的全民所有制大中型企业进行股份制试点。这在更深的层次上解决了作为经济主体的国企缺乏积极性、整体经济效率不高的问题,同时也进一步消除了人们对不同所有制企业间的偏见和歧视。

1993年召开的十四届三中全会明确了国有企业改革的方向是建立“产权清晰、权责明确、政企分开、管理科学”的现代企业制度。1997年召开的党的十五大提出,要着眼于搞好整个国有经济,抓好大的,放活小的,对国有企业实施战略性改组。2002年召开的党的十六大提出了深化国有资产管理体制改革的重大任务,要求建立中央政府和地方政府分别代表国家履行出资人职责的制度。2017年召开的党的十九大强调,要完善各类国有资产管理体制,改革国有资本授权经营体制,加快国有经济布局优化、结构调整、战略性重组,促进国有资产保值增值,推动国有资本做强做优做大,有效防止国有资产流失。深化国有企业改革,发展混合所有制经济,培育具有全球竞争力的世界一流企业。简言之,经过40年的改革,全民所有制企业的管理体制和运行机制发生了根本性的变化,运行质量和发展速度有了显著提高,国有经济的控制力和影响力大大增强。