Trang chủ> Cải cách mở cửa

Thành lập đặc khu kinh tế

(Cải cách mở cửa)

30-10-2018 | China.org.cn

Thành lập đặc khu kinh tế

Đặc khu kinh tế là khu vực mở cửa đối ngoại sớm nhất của Trung Quốc, là khu vực sôi động nhất trong giao lưu kinh tế đối ngoại, cũng là khu vực tiêu biểu nhất cho hình ảnh cải cách mở cửa. Đặc khu kinh tế ra đời vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, là quyết sách quan trọng mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện đưa ra theo khởi xướng của Đặng Tiểu Bình nhằm thúc đẩy cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

Tháng 4 năm 1979, theo đề nghị của Đặng Tiểu Bình, Hội nghị công tác Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định phân chia một số khu vực nhất định tại Thẩm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn, v.v. tận dụng ưu thế của những khu vực này là tiếp giáp với Hồng Kông, Ma cao, Đài Loan và có đông đảo Hoa kiều, “đi trước một bước ” trong mở cửa đối ngoại, xây dựng thử “đặc khu xuất khẩu”. Tháng 5 năm 1980, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện đổi tên gọi “đặc khu xuất khẩu” thành “đặc khu kinh tế” với nội hàm phong phú hơn. Tháng 8 năm 1980, Hội nghị lần thứ 15 Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa V đã quyết định, phân chia một số khu vực nhất định tại bốn thành phố là Thẩm Quyến, Châu Hải, Sán đầu của tỉnh Quảng Đông và Hạ Môn của tỉnh Phúc Kiến để thành lập đặc khu kinh tế, đánh dấu cho sự ra đời chính thức của đặc khu kinh tế Trung Quốc. Tháng 4 năm 1988, thành lập đặc khu kinh tế Hải Nam; tháng 5 năm 2010, phê chuẩn thành lập đặc khu kinh tế tại Hoắc Nhĩ Quả Tư (Khorgos) vàCa Thập (Kashgar).   

Đặc khu kinh tế thực hiện chính sách kinh tế và thể chế quản lý kinh tế đặc biệt, kiên trì lấy kinh tế dựa vào xuất khẩu làm mục tiêu phát triển, là biện pháp quan trọng cho việc Trung Quốc tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật, nhân tài và kinh nghiệm quản lý của các nước và khu vực khác để phát triển kinh tế trong nước và địa phương, đã phát huy vai trò cửa sổ và kiểu mẫu quan trọng trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

设立经济特区

经济特区是中国最早对外开放的地区,是对外经济交流最活跃的地区,也是最能代表改革开放形象的地区。经济特区诞生于20世纪70年代末80年代初,是中共中央、国务院根据邓小平的倡导,为推进改革开放和社会主义现代化建设做出的重大决策。

1979年4月,中共中央工作会议根据邓小平提议,决定在深圳、珠海、汕头和厦门等划出一定地区,利用其毗邻港澳台、华侨众多的优势,在对外开放中“先走一步”,试办“出口特区”。1980年5月,中共中央、国务院将“出口特区”名称改为内涵更加丰富的“经济特区”。1980年8月,第五届全国人大常委会第15次会议决定,在广东省的深圳、珠海、汕头和福建省的厦门四市分别划出一定区域,设置经济特区,标志着中国经济特区的正式诞生。1988年4月,设立海南经济特区;2010年5月,批准霍尔果斯、喀什设立经济特区。

经济特区实行特殊的经济政策和经济管理体制,坚持以外向型经济为发展目标,是中国利用境外资金、技术、人才和管理经验来发展本国和本地经济的重要手段,在中国改革开放中发挥了重要的窗口和示范作用。