Chiến lược phát triển bền vững
Trung Quốc là một nước đông dân mà tương đối thiếu hụt về tài nguyên. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện hết sức coi trọng sự phát triển bền vững của Trung Quốc, tháng 3 năm 1994, Quốc vụ viện đã thông qua "Nghị trình thế kỷ XXI Trung Quốc", xác định thực thi chiến lược phát triển bền vững. Đầu năm 2003, Quốc vụ viện đã ban hành "Đề cương hành động về phát triển bền vững ở Trung Quốc đầu thế kỷ XXI", xác định rõ ràng mục tiêu, trọng tâm và biện pháp bảo đảm của sự phát triển bền vững trong 10 đến 20 năm tới. Đại hội Đảng XV, Đại hội Đảng XVI, Đại hội Đảng XVII và Đại hội Đảng XVIII đều đặt ra yêu cầu cụ thể về chiến lược phát triển bền vững. Báo cáo Đại hội Đảng XIX lại xác định chiến lược phát triển bền vững là một trong bảy chiến lược lớn cần được thực thi kiên định nhằm quyết thắng hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Phát triển bền vững là lý luận và chiến lược dựa trên cơ sở xã hội, kinh tế, dân số, tài nguyên, môi trường hài hòa với nhau và cùng phát triển, chủ yếu bao gồm phát triển bền vững về môi trường sinh thái, phát triển bền vững về kinh tế và phát triển bền vững về xã hội, lấy bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên làm nền tảng, lấy khích lệ kinh tế phát triển làm điều kiện, lấy cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại làm mục tiêu, với tôn chỉ là vừa đáp ứng nhu cầu của người đương thời, lại không thể gây hại đến sự phát triển của thế hệ mai sai. Trung Quốc thực thi chiến lược phát triển bền vững với tư tưởng chỉ đạo là lấy dân làm gốc, lấy việc con người chung sống hài hòa với thiên nhiên làm đường lối chính, lấy phát triển kinh tế làm cốt lõi, lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân làm điểm xuất phát căn bản, lấy việc sáng tạo khoa học kỹ thuật và thể chế làm điểm đột phá, kiên trì không mệt mỏi thúc đẩy toàn diện sự hài hòa giữa kinh tế – xã hội và dân số, giữa tài nguyên và môi trường sinh thái, không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của Trung Quốc. Báo cáo Đại hội Đảng XIX đã làm cho chiến lược phát triển bền vững có thêm những nội hàm thời đại mới, lần đầu tiên đặt ra mục tiêu xây dựng cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa "giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp", xây dựng văn minh sinh thái được nâng lên thành bộ phận cấu thành quan trọng của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.
可持续发展战略
中国是人口众多、资源相对不足的国家。改革开放以来,党中央、国务院高度重视中国的可持续发展。1994年3月,国务院通过《中国21世纪议程》,确定实施可持续发展战略。2003年初,国务院颁布《中国21世纪初可持续发展行动纲要》,明确未来10到20年的可持续发展目标、重点和保障措施。党的十五大、十六大、十七大、十八大,都对可持续发展战略提出具体要求。党的十九大报告更是将可持续发展战略确定为决胜全面建成小康社会需要坚定实施的七大战略之一。可持续发展是基于社会、经济、人口、资源、环境相互协调和共同发展的理论和战略,主要包括生态可持续发展、经济可持续发展和社会可持续发展,以保护自然资源环境为基础,以激励经济发展为条件,以改善和提高人类生活质量为目标,宗旨是既能相对满足当代人的需求,又不能对后代的发展构成危害。中国实施可持续发展战略的指导思想是坚持以人为本,以人与自然的和谐为主线,以经济发展为核心,以提高人民群众生活质量为根本出发点,以科技和体制创新为突破口,坚持不懈地全面推进经济社会与人口、资源和生态环境的协调,不断提高中国的综合国力和竞争力。十九大报告赋予可持续发展战略新的时代内涵,首次提出建设“富强民主文明和谐美丽”的社会主义现代化强国目标,生态文明建设上升为新时代中国特色社会主义的重要组成部分。