Chiến lược phát triển “Đi theo ba bước”
Sau Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, chiến lược phát triển "Đi theo ba bước" được hình thành từng bước trong thực tiễn Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân toàn quốc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng XIII tổ chức vào tháng 10 năm 1987 xuất phát từ lý luận giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, kết hợp với những kết luận chiến lược phát triển mà Đặng Tiểu Bình đúc kết từ nhiều lần suy ngẫm kể từ năm 1985, đã làm phong phú và phát triển hơn nữa bố trí chiến lược phát triển kinh tế do Đại hội Đảng XII đề xuất, xác định bố trí chiến lược phát triển "Đi theo ba bước" trong xây dựng kinh tế. Chiến lược này lấy sự biến đổi của mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, tức mâu thuẫn giữa nhu cầu văn hóa vật chất ngày càng tăng của nhân dân và nền sản xuất xã hội lạc hậu làm đầu mối, lấy trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và mức sống nhân dân tương ứng làm tiêu chí, để phân chia các bước đi chiến lược trong xây dựng kinh tế và xác định mục tiêu phải đạt được trong từng bước.
Mục tiêu cụ thể của "Đi theo ba bước" là: Bước thứ nhất, từ năm 1982 đến cuối thập kỷ 80 thể kỷ XX, thực hiện tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng gấp hai lần so với năm 1980, giải quyết vấn đề ấm no của nhân dân; bước thứ hai, từ năm 1991 đến cuối thể kỷ XX, làm cho tổng sản phẩm quốc dân lại tăng gấp hai lần, mức sống nhân dân đạt mức khá giả; bước thứ ba, đến giữa thế kỷ XXI, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người đạt trình độ nước phát triển trung bình, đời sống nhân dân khá giàu có, cơ bản thực hiện hiện đại hóa.
Chiến lược phát triển kinh tế "Đi theo ba bước", đã đưa ra quy hoạch tích cực mà ổn thỏa về mục tiêu hùng vĩ xây dựng đất nước hùng mạnh trong 100 năm của dân tộc Trung Hoa, vừa thể hiện chí khí hào hùng dũng cảm tiến thủ của Đảng và nhân dân, lại phản ánh tinh thần khoa học xuất phát từ thực tế, tuân theo quy luật khách quan, là thành quả quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tìm tòi quy luật xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Chiến lược phát triển kinh tế "Đi theo ba bước" là cương lĩnh kinh tế cho việc xây dựng giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, chiến lược này xuất phát từ tình hình cơ bản của Trung Quốc là giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội cũng như quy luật bên trong của sự phát phát triển kinh tế, đã xác định hơn nữa nhiệm vụ lịch sử và mục tiêu phấn đấu của việc xây dựng kinh tế Trung Quốc, trở thành mục tiêu phấn đấu tổng thể của Đảng, nhà nước và nhân dân các dân tộc trong cả nước trong thời kỳ mới.
Thực hiện mục tiêu chiến lược "Đi theo ba bước" có hai con đường cơ bản là đi sâu cải cách và mở rộng mở cửa. Làm nổi bật chữ "sống" trong cải cách, khơi dậy sức sống tạo ra của cải của toàn xã hội; làm nổi bật chữ “tranh” trong mở cửa, tranh dự án, tranh nguồn vốn, tranh kỹ thuật, tranh nhân tài, tranh thị trường. Sự đảm bảo căn bản để thực hiện mục tiêu chiến lược "Đi theo ba bước là nâng cao năng lực và trình độ của lãnh đạo trong việc xây dựng hiện đại hóa.
“三步走”发展战略
“三步走”发展战略是十一届三中全会以来,在中国共产党领导全国人民进行社会主义现代化建设的实践中逐步形成的。1987年10月召开的党的十三大从社会主义初级阶段理论出发,结合邓小平1985年以来经过反复思考后得出的发展战略结论,将党的十二大提出的经济发展战略部署作了进一步丰富和发展,确定了经济建设分“三步走”的发展战略部署。它以社会主义初级阶段的主要矛盾,即人民日益增长的物质文化需要同落后的社会生产之间的矛盾演化为线索,以社会生产的发展水平和相应的人民生活水平为标志,来划分经济建设的战略步骤并确定每一步所要达到的目标。
“三步走”的具体目标为:第一步,1981年到20世纪80年代末,实现国民生产总值比1980年翻一番,解决人民的温饱问题;第二步,1991年到20世纪末,使国民生产总值再增长一倍,人民生活达到小康水平;第三步,到21世纪中叶,人均国民生产总值达到中等发达国家水平,人民生活比较富裕,基本实现现代化。
“三步走”经济发展战略,对中华民族百年图强的宏伟目标做了积极而稳妥的规划,既体现了党和人民勇于进取的雄心壮志,又反映了从实际出发、遵循客观规律的科学精神,是中国共产党探索中国特色社会主义建设规律的重大成果。“三步走”经济发展战略是中国社会主义初级阶段建设的经济纲领,它从中国社会主义初级阶段基本国情和经济发展内在规律出发,进一步明确了中国经济建设的历史任务和奋斗目标,成为新时期党和政府及全国各族人民奋斗的总目标。
实现“三步走”战略目标有两条基本途径——深化改革和扩大开放。改革突出一个“活”字,激发全社会创造财富的活力;开放突出一个“争”字,争项目、争资金、争技术、争人才、争市场。实现“三步走”战略目标的一个根本保证是提高领导现代化建设的能力和水平。