"Một trung tâm, hai điểm cơ bản"
"Một trung tâm, hai điểm cơ bản" là nội dung cốt lõi trong đường lối cơ bản của Đảng về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, tức là lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mở cửa, được đề xuất và xác định tại Đại hội Đảng XIII. Đại hội Đảng XV tóm tắt việc kiên trì “Hai điểm cơ bản” là cái gốc của việc xây dựng đất nước, là con đường để xây dựng đất nước hùng mạnh, Đại hội Đảng XVII tóm tắt việc kiên trì “Một trung tâm” là điều tất yếu để chấn hưng đất nước. Trong đó, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm là điều tất yếu để chấn hưng đất nước, là yêu cầu căn bản của việc Đảng và nhà nước thịnh vượng, phát triển, ổn định và hòa bình lâu dài, trong suốt giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước luôn luôn phải lấy xây dựng kinh tế làm công tác trọng tâm, mọi công việc đều cần phải phục tùng và phục vụ cho xây dựng kinh tế, đặt việc phát triển sức sản xuất lên vị trí hàng đầu; bốn nguyên tắc cơ bản là cái gốc của việc xây dựng đất nước, là nền tảng chính trị quan trọng để Đảng và nhà nước sinh tồn và phát triển, là nền móng chính trị chung để nhân dân các dân tộc cả nước đoàn kết và hăng hái vươn lên, là lợi ích căn bản của nhân dân cả nước, là sự đảm bảo chính trị cho sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa; cải cách mở cửa là con đường để xây dựng đất nước hùng mạnh, tạo động lực mạnh mẽ cho xây dựng kinh tế, là quyết sách mang tính lịch sử quyết định vận mệnh của Trung Quốc đương đại, là nguồn sức sống cho Đảng và nhà nước phát triển tiến bộ. Vì vậy, “Một trung tâm, hai điểm cơ bản” là một chỉnh thể thống nhất thông suốt với nhau, nương tựa vào nhau và không thể tách rời. Rời khỏi trung tâm xây dựng kinh tế này, thì mọi sự phát triển và tiến bộ của xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ mất đi nền tảng vật chất; rời khỏi bốn nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa, thì xây dựng kinh tế sẽ bị mất phương hướng và động lực.
"Một trung tâm, hai điểm cơ bản" cùng thống nhất trong thực tiễn vĩ đại xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là thành quả sáng tạo của lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, có địa vị hết sức quan trọng, tuyệt đối không thể lay chuyển trong bất kỳ lúc nào.
"一个中心、两个基本点"
"一个中心、两个基本点"是党在社会主义初级阶段建设中国特色社会主义的基本路线的核心内容,即以经济建设为中心,坚持四项基本原则,坚持改革开放,在党的十三大提出并确立。党的十五大把坚持“两个基本点”分别概括为立国之本、强国之路,党的十七大把坚持“一个中心”概括为兴国之要。其中,经济建设为中心是兴国之要,是党和国家兴旺发达、长治久安的根本要求,整个社会主义初级阶段党和国家始终要把经济建设作为中心工作,各项工作都必须服从和服务于经济建设,把发展生产力放在首要地位;四项基本原则是立国之本,是党和国家生存发展的政治基石,是全国各族人民团结奋进的共同政治基础,是全国人民的根本利益所在,是社会主义现代化建设事业的政治保证;改革开放是强国之路,为经济建设提供强大动力,是决定当代中国命运的历史性决策,是党和国家发展进步的活力源泉。因此,“一个中心、两个基本点”是相互贯通、相互依存、不可分离的统一整体。离开经济建设这个中心,社会主义社会的一切发展和进步就会失去物质基础;离开四项基本原则和改革开放,经济建设就会迷失方向和丧失动力。
"一个中心、两个基本点" 共同统一于建设有中国特色社会主义的伟大实践,是中国特色社会主义理论的创新成果,具有非常重要的地位,任何时候都绝不能动摇。