Xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
Tháng 9 năm 1982, Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Tại lễ khai mạc Đại hội, Đặng Tiểu Bình đề xuất rõ ràng: “Kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của nước ta, đi theo con đường của riêng mình, xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Việc đề xuất “xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, đã trả lời vấn đề quan trọng mà người dân quan tâm nhất là Trung Quốc sẽ đi theo con đường như thế nào sau khi bước vào thời kỳ mới cải cách mở cửa, trở thành ngọn cờ vĩ đại chỉ dẫn cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Tháng 6 năm 1984, trong buổi gặp mặt đoàn đại biểu Ủy ban Nhật Bản đến dự Hội nghị nhân sĩ dân gian Trung Quốc – Nhật Bản lần thứ 2, Đặng Tiểu Bình chỉ ra, bắt đầu từ Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trưng ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, chúng tôi đã hoạch định đường lối tư tưởng thực sự cầu thị, quyết định kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ căn bản nhất trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội chính là phát triển sức sản xuất. Chúng tôi đặt ra mục tiêu thấp nhất cho “Bốn hiện đại hóa” là đạt mức khá giả vào cuối thế kỷ này. Không kiên trì chủ nghĩa xã hội thì không hình thành được xã hội khá giả ở Trung Quốc. Nói tóm lại, con đường này được gọi là con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình đã trình bày một cách hệ thống những phương châm chính sách và quan điểm lý luận quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc được hình thành trong thực tiễn sau Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI.
Đại hội Đảng XIII diễn ra vào tháng 10 năm 1987 đã lần đầu tiên đề xuất khái niệm “xây dựng lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, và tổng quát một cách hệ thống những quan điểm chủ yếu của lý luận này, hình thành cái khung của lý luận Đặng Tiểu Bình. Đại hội Đảng XIV diễn ra vào tháng 10 năm 1992 lần đầu tiên sử dụng cách nói “Lý luận Đặng Tiểu Bình về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, đưa ra sự tổng quát khoa học và mới mẻ về những nội dung chủ yếu của lý luận Đặng Tiểu Bình, làm cho lý luận hình thành hệ thống khoa học khá hoàn chỉnh.
建设有中国特色的社会主义
1982年9月,中国共产党召开第十二次全国代表大会。邓小平在大会开幕式中明确提出:“把马克思主义的普遍真理同我国的具体实际结合起来,走自己的道路,建设有中国特色的社会主义”。“建设有中国特色的社会主义”的提出,回答了进入改革开放新时期后中国走什么样的道路这一人们最为关心的重大问题,成为指引新时期改革开放和社会主义现代化建设的伟大旗帜。
1984年6月,邓小平会见前来参加第二次中日民间人士会议的日方委员会代表团时指出,从党的十一届三中全会开始,我们制定了实事求是的思想路线,决定坚持走社会主义道路。社会主义初级阶段的最根本任务就是发展生产力。我们提出的“四个现代化”的最低目标,是到本世纪末达到小康水平。不坚持社会主义,中国的小康社会形成不了。总的来说,这条道路叫作建设有中国特色的社会主义的道路。这是邓小平首次在谈话中系统阐述十一届三中全会以来中国共产党在实践中形成的最重要的方针政策和理论观点。
1987年10月召开的党的十三大第一次提出了“建设有中国特色的社会主义理论”这一概念,并系统地概括了其主要观点,构成了邓小平理论的轮廓。1992年10月召开的党的十四大首次使用了“邓小平同志建设有中国特色社会主义理论”这一提法,对邓小平理论的主要内容做了新的科学概括,使之形成比较完整的科学体系。