Dò đá qua sông
Dò đá qua sông là phương pháp cải cách giàu đặc sắc Trung Quốc và trí tuệ Trung Quốc, phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc. Dò đá qua sông tức là tìm tòi quy luật. Đối với những cải cách cần phải đột phá nhưng lại chưa chắc chắn thành công, thì tiến hành thí điểm trước với tinh thần tôn trọng thực tiễn, tôn trọng sáng tạo, khuyến khích mạnh dạn tìm tòi, mạnh dạn khai thác, sau khi rút kinh nghiệm và chắc chắn đi tới thành công thì mới phổ biến rộng rãi. Dò đá qua sông được coi là phương pháp luận cho cải cách mở cửa. Chặng đường cải cách mở cửa của Trung Quốc đã đi được hơn 40 năm. Đó là quá trình thử nghiệm trước, tổng kết sau, rồi mới phổ biến và không ngừng tích lũy, và là quá trình không ngừng đi sâu từ nông thôn đến thành thị, từ vùng ven biển đến vùng nội địa, từ bộ phận đến chỉnh thể. Phương thức cải cách từng bước này đã tránh được tình trạng xã hội rối ren do tình hình cải cách không rõ ràng, giải pháp không thích đáng dẫn đến, đảm bảo cho việc vững bước thúc đẩy cải cách và thực hiện mục tiêu một cách thuận lợi. Dò đá qua sông phù hợp với quá trình nhận thức về quy luật khách quan của con người, phù hợp với phép biện chứng từ sự biến đổi về lượng đến sự biến đổi về chất. Không chỉ thời kỳ đầu cải cách mở cửa phải dò đá qua sông, mà đi sâu cải cách toàn diện trong giai đoạn hiện nay cũng phải dò đá qua sông. Dò đá qua sông dĩ nhiên là có quy tắc, phải làm theo những quy luật đã nhận thấy rõ ràng, rồi tăng thêm hiểu biết về quy luật trong thực tiễn, và cũng phải mạnh dạn đột phá trên cơ sở tìm tòi trong thực tiễn, không thể chỉ dò đá mà không qua sông.
摸着石头过河
摸着石头过河,是富有中国特色、中国智慧,符合中国国情的改革方法。摸着石头过河就是摸规律。对于必须取得突破但一时还不那么有把握的改革,就先行试点,尊重实践、尊重创造,鼓励大胆探索、勇于开拓,取得经验、看得准了再推开。摸着石头过河被人们认为是改革开放的方法论。中国改革开放40年来就是这样走过来的,是先试验、后总结、再推广不断积累的过程,是从农村到城市、从沿海到内地、从局部到整体不断深化的过程。这种渐进式改革,避免了因改革情况不明、举措不当而引起的社会动荡,为稳步推进改革、顺利实现目标提供了保证。摸着石头过河,符合人们对客观规律的认识过程,符合事物从量变到质变的辩证法。不仅改革开放初期要摸着石头过河,现在全面深化改革同样还要摸着石头过河。当然,摸着石头过河也是有规则的,要按照已经认识到的规律来办,在实践中加深对规律的认识,也要在实践探索的基础上大胆突破,不能光摸石头不过河。