Chuyến tàu Trung – Âu
Tháng 3 năm 2011, Chuyến tàu Trung – Âu đầu tiên đi từ Trùng Khánh qua cửa khẩu A Lạp Sơn Khẩu Tân Cương xuất cảnh, đánh dấu cho việc đường sắt bắt đầu trở thành con đường vận chuyển thứ ba nối liền lục địa Á – Âu ngoài đường biển, đường hàng không. Sau đó, dưới sự thúc đẩy của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Chuyến tàu Trung – Âu đi vào thời kỳ phát triển với tốc độ cao. “Viễn cảnh và hành động về việc thúc đẩy cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” mà Trung Quốc công bố vào tháng 3 năm 2015 đã xác định một cách rõ ràng về việc đưa dự án xây dựng Chuyến tàu Trung – Âu vào trọng điểm phát triển quốc gia. Bắt đầu từ ngày 8 tháng 6 năm 2016, đường sắt Trung Quốc chính thức sử dụng thương hiệu thống nhất “Chuyến tàu Trung – Âu”. Hiện nay, 40 tuyến Chuyến tàu Trung – Âu xuất cảnh qua ba hướng Tân Cương, Nội Mông Cổ, Đông Bắc tới Trung Á, Nga, Trung Đông Âu, Tây Âu, v.v. Cùng với việc khai thông tuyến đường sắt Nghĩa Ô – Luân Đôn vào tháng 1 năm 2017, phạm vi vận hành của Chuyến tàu Trung – Âu đã mở rộng đến 15 thành phố của 10 nước châu Âu. Theo thống kê, năm 2016, Trung Quốc vận hành tổng cộng 1702 chuyến Chuyến tàu Trung – Âu, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước. Là “‘Một vành đai, một con đường’ trên đường sắt”, Chuyến tàu Trung – Âu đã thúc đẩy sự kết nối liên thông với nhau giữa Trung Quốc và các nước dọc tuyến, đó không chỉ riêng là những tuyến đường mở cửa, mà đã hình thành một mạng lưới mở cửa; nó không những phát huy chức năng là huyết mạch vận chuyển hàng hóa, mà còn sẽ gánh vác càng nhiều sứ mệnh hơn: Thu hút các yếu tố ngành nghề như tiền vốn, tài nguyên, kỹ thuật, nhân tài, v.v. phát huy chức năng kết nối các ngành nghề trên toàn cầu.
中欧班列
2011年3月,自重庆出发的首趟中欧班列从新疆阿拉山口口岸出境,标志着铁路开始成为海运、空运之外连接亚欧大陆的第三条运输大道。此后,在“一带一路”倡议的推动下,中欧班列进入高速发展期。2015年3月中国发布的《推动共建丝绸之路经济带和21世纪海上丝绸之路愿景与行动》明确将中欧班列建设列为国家发展重点。2016年6月8日起,中国铁路正式启用“中欧班列”统一品牌。目前,40条中欧班列线经新疆、内蒙、东北三个方向出境,通往中亚、俄罗斯、中东欧、西欧等地。随着义乌至伦敦线于2017年1月开通,“中欧班列”的开行范围已覆盖欧洲10个国家的15个城市。据统计,2016年,中国共开行“中欧班列”1702列、同比增长109%。中欧班列作为“铁轨上的‘一带一路’”,推进了中国与沿线国家的互联互通,它不再只是一条条开放的线段,而是已形成一张开放的网络;它不仅发挥着货物运输通道的功能,而将承担更多的使命:吸纳全球资金、资源、技术、人才等产业要素,发挥全球产业衔接功能。