Trang chủ> Những khái niệm cơ bản

"Ngoại giao Con đường tơ lụa” của Nhật Bản

(Những khái niệm cơ bản)

19-04-2017 | China.org.cn

“Ngoại giao Con đường tơ lụa” của Nhật Bản

“Ngoại giao Con đường tơ lụa” của Nhật Bản do cựu Thủ tướng Hashimoto Ryutaro lần đầu tiên đề xuất vào năm 1997, với mục đích ban đầu là đảm bảo việc đa nguyên hóa nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản. Hashimoto Ryutaro khởi xướng gọi 8 nước Trung Á và Cáp-ca-dơ là “khu vực Con đường tơ lụa”, và đặt khu vực này lên vị trí quan trọng trong chiến lược ngoại giao mới của Nhật Bản. Sau đó, ngoại giao với Trung Á của Nhật Bản dần dần được gọi là “Ngoại giao Con đường tơ lụa”. Nhật Bản đề xuất chiến lược này với ý đồ như sau: Một là xét từ lợi ích kinh tế, đảm bảo việc đa nguyên hóa nguồn cung cấp năng lượng cho bản thân, chiếm giữ trước khu vực Trung Á, một kho tàng nguồn năng lượng có trữ lượng không thua kém Trung Đông. Hai là xét về mặt chính trị, mưu cầu cho việc Nhật Bản đứng vững chân tại khu vực Trung Á và Cáp-ca-dơ. Năm 2004, Nhật Bản lại một lần nữa đề xuất chiến lược “Ngoại giao Con đường tơ lụa”, và đẩy mạnh xây dựng cơ chế hợp tác “Trung Á+Nhật Bản”, nhằm thông qua việc tăng cường ảnh hưởng chính trị và thâm nhập kinh tế để giành được quyền khai thác nguồn năng lượng và quyền lợi chủ đạo thương mại tại khu vực Trung Á. Năm 2012, Nhật Bản cung cấp 21.913.000 USD viện trợ phát triển chính phủ cho “khu vực Con đường tơ lụa”, lĩnh vực đầu tư liên quan đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường bộ, sân bay, nhịp cầu, trạm điện, sông đào, v.v. Tháng 10 năm 2015, Shinzo Abe thăm Mông Cổ và năm nước Trung Á, với mục đích là làm sống động cơ chế “Đối thoại giữa Nhật Bản và Trung Á”, chú trọng về việc đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như vận tải và logistics, v.v. chứng tỏ rằng “Sách lược ‘ngoại giao chạy theo’ của Nhật Bản nhằm vào Trung Quốc đã mở màn tại Trung Á”.

日本“丝绸之路外交”

日本“丝绸之路外交”由前首相桥本龙太郎于1997 年首次提出,初衷是保障日本能源来源的多元化。桥本龙太郎倡议把中亚及高加索八国称为“丝绸之路地区”,并将其置于日本新外交战略的重要位置。此后,日本对中亚的外交逐渐被称为“丝绸之路外交”。日本提出这一战略有如下意图:一是从经济利益考虑出发,保障自身能源来源的多元化,抢先占据中亚地区这个储量不亚于中东的能源宝库。二是从地缘政治着眼,谋求日本在中亚和高加索地区站稳脚跟。2004年,日本重提“丝绸之路外交”战略,并推动设立“中亚+日本”合作机制,旨在通过加强政治影响和经济渗透来争取中亚地区的能源开发与贸易主导权。2012年,日本向“丝绸之路地区”提供2191.3万美元的政府发展援助,投资领域涉及道路、机场、桥梁、发电站、运河等基础设施建设。2015年10月,安倍晋三出访蒙古和中亚五国,目的是要激活“日本与中亚对话”机制,侧重在运输和物流等领域促进合作,表明“日本针对中国的‘跟跑外交’策略已在中亚拉开帷幕”。