Trang chủ> Những khái niệm cơ bản

"Kế hoạch Con đường tơ lụa mới” của Mỹ

(Những khái niệm cơ bản)

19-04-2017 | China.org.cn

“Kế hoạch Con đường tơ lụa mới” của Mỹ

“Kế hoạch Con đường tơ lụa mới” của Mỹ bắt nguồn từ ý tưởng “Con đường tơ lụa mới” của Stahl, Đại học Hopkins được đề xuất vào năm 2005. Tháng 7 năm 2011, khi tham gia đối thoại chiến lược Mỹ – Ấn Độ lần thứ 2 tại Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ đương nhiệm Hillary Clinton chính thức đề xuất “Kế hoạch Con đường tơ lụa mới”: lấy Áp-ga-ni-xtan làm trung tâm, thông qua sự hợp tác giữa Trung Á và Nam Á trong các lĩnh vực như chính trị, an ninh, nguồn năng lượng, giao thông, v.v. xây dựng một khối địa chính trị mới với sự tham dự của những nước thân với Mỹ, thực hiện thể chế kinh tế thị trường và chính trị phi tôn giáo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước khu vực Trung Á bao gồm cả Áp-ga-ni-xtan, phục vụ cho lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực này. Tháng 10 cùng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi điện báo cho các đại sứ quán của Mỹ tại các nước có liên quan, yêu cầu thống nhất gọi tên cho những chính sách của Mỹ ở Trung Á, Nam Á là chiến lược “Con đường tơ lụa mới”, và thông báo cho các đối tác quốc tế của họ. Điều này đánh dấu cho việc “Kế hoạch Con đường tơ lụa mới” chính thức trở thành chính sách nhà nước của Mỹ. Hiện nay, một số dự án trong “Kế hoạch Con đường tơ lụa mới” đã hoàn thành, chẳng hạn như đường sắt U-dơ-bê-ki-xtan – Áp-ga-ni-xtan đã được xây dựng hoàn thành, trạm thủy điện Sangtuda tại Tát-gi-ki-xtan đã bắt đầu truyền điện cho Áp-ga-ni-xtan. Xét về thái độ chính thức của Mỹ và tiến triển thực tế, tuy kế hoạch này gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro như cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu hụt tiền vốn, thiếu sự tin cậy lẫn nhau cũng như chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan hoành hành tại các nước trong khu vực, nhưng Mỹ chưa bao giờ xác định một cách rõ ràng là từ bỏ kế hoạch này.

美国“新丝绸之路计划”

美国“新丝绸之路计划”起源于霍普金斯大学斯塔尔于 2005年提出的“新丝绸之路”构想。2011年7月,时任美国国务卿希拉里在印度参加第二次美印战略对话期间正式提出了“新丝绸之路计划”:以阿富汗为中心,通过中亚、南亚在政治、安全、能源、交通等领域的合作,建立一个由亲美的、实行市场经济和世俗政治体制的国家组成的新地缘政治版块,推动包括阿富汗在内的中亚地区国家的经济社会发展,服务于美国在该地区的战略利益。同年10月,美国国务院向美国驻有关国家大使馆发出电报,要求将美国的中亚、南亚政策统一命名为“新丝绸之路”战略,并将其向国际伙伴通报。这标志着“新丝绸之路计划”正式成为美国的官方政策。目前,“新丝绸之路计划”的部分项目已经完工,如乌兹别克斯坦—阿富汗铁路已经竣工,塔吉克斯坦桑土达水电站开始向阿富汗送电。从美国的官方表态及实际进展来看,该计划虽然面临许多困难和风险,如地区内国家基础设施落后、资金不足、相互缺乏信任及恐怖主义和极端主义肆虐等,但美国从未明确放弃该计划。