Trang chủ> Những khái niệm cơ bản

Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)

(Những khái niệm cơ bản)

19-04-2017 | China.org.cn

Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)

Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng là một cơ chế hợp tác kinh tế tiểu vùng với sự tham dự chung của sáu nước trong lưu vực sông Lan Thương – Mê Công là: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam, được thành lập vào năm 1992. Tôn chỉ của cơ chế này là tăng cường sự liên hệ kinh tế giữa các nước tiểu vùng, thúc đẩy kinh tế – xã hội trong tiểu vùng cùng phát triển. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đứng ra khởi xướng, điều phối cơ chế này, và là cơ quan huy động vốn chính. Hội nghị các nhà lãnh đạo là cơ cấu quyết sách cao nhất, cứ ba năm tổ chức một lần, các nước thành viên luân phiên tổ chức theo thứ tự chữ cái tên nước. Cơ cấu quyết sách hàng ngày là Hội nghị cấp Bộ trưởng, dưới Hội nghị cấp Bộ trưởng có Hội nghị các quan chức cao cấp, Tổ công tác và Diễn đàn chuyên đề, v.v. Trong hơn 20 năm từ khi thành lập đến nay, cơ chế này đã triển khai hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực quan trọng như giao thông, nguồn năng lượng, điện lực, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, du lịch, thông tin viễn thông, môi trường, khai thác nguồn nhân lực, hành lang kinh tế, v.v. Trung Quốc luôn coi trọng Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng, tích cực tham gia vào việc quy hoạch và thực hiện các chương trình có cấp bậc khác nhau, lĩnh vực khác nhau, góp phần vào việc thúc đẩy an sinh và đem lại hạnh phúc, lợi ích cho các nước thành viên.

大湄公河次区域经济合作

大湄公河次区域经济合作是由澜沧江-湄公河流域内的六个国家,即中国、缅甸、老挝、泰国、柬埔寨、越南共同参与的一个次区域经济合作机制,成立于1992年。其宗旨是加强次区域国家的经济联系,促进次区域的经济和社会共同发展。亚洲开发银行是该机制的发起者、协调方和主要筹资方。领导人会议为最高决策机构,每三年召开一次,各成员国按照字母顺序轮流主办。日常决策机构为部长级会议,下设高官会、工作组和专题论坛等。该机制成立20多年来,在交通、能源、电力、基础设施、农业、旅游、信息通信、环境、人力资源开发、经济走廊等重点领域开展了富有成效的合作。中国重视大湄公河次区域经济合作,积极参与各层次、各领域项目的规划与实施,为促进各成员国民生和福祉做出了自身贡献。