Trang chủ> Những khái niệm cơ bản

Hội nghị về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA)

(Những khái niệm cơ bản)

19-04-2017 | China.org.cn

Hội nghị về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA)

Tháng 10 năm 1992, tại Đại hội Liên Hợp Quốc lần thứ 47, Tổng thống Ca-dắc-xtan Nazarbayev đưa ra sáng kiến về việc xây dựng một tổ chức hợp tác an ninh mang tính khu vực trong phạm vi toàn châu Á, nhằm thông qua việc “thảo luận các vấn đề về hòa bình và an ninh của châu Á hoặc Âu – Á” giữa các chuyên gia, học giả và nhà lãnh đạo của các nước để thúc đẩy đối thoại và hiệp thương giữa các nước châu Á. Qua 10 năm luận chứng của các chuyên gia và phối hợp ngoại giao, tháng 6 năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh CICA lần thứ nhất được tổ chức thành công tại An-ma-tư (Almaty). CICA nghiêm chỉnh tuân thủ các tôn chỉ và nguyên tắc của “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, kiên trì sự bình đẳng giữa các nước thành viên, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, khởi xướng việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phản đối việc giải quyết tranh chấp bằng vũ lực hay đe dọa vũ lực, thông qua việc xây dựng và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin trong 5 lĩnh vực là chính trị quân sự, mối đe dọa mới và thách thức mới, kinh tế, nhân văn, sinh thái, tăng cường sự giao lưu và hợp tác về an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các nước thành viên. CICA đã xây dựng nên cơ chế nghị sự và quyết sách như Hội nghị nguyên thủ quốc gia và Hội nghị cấp cao chính phủ, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nghị Ủy ban các quan chức cao cấp, Hội nghị tổ công tác đặc biệt, v.v. Tính đến Hội nghị Thượng đỉnh CICA tại Thượng Hải năm 2014, CICA đã có tới 26 nước thành viên tại khắp các khu vực ở châu Á. Trong Hội nghị Thượng đỉnh lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra Khái niệm an ninh ở châu Á là “an ninh chung, an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác, an ninh bền vững”, đề xướng tìm ra một con đường an ninh cùng xây dựng, cùng hưởng và cùng thắng ở Châu Á.

亚信会议

1992年10月,哈萨克斯坦总统纳扎尔巴耶夫在第47届联合国大会上提出了建立一个全亚洲范围的地区性安全合作组织的倡议,旨在通过各国专家、学者和领导人之间“讨论亚洲或欧亚的和平与安全问题”,促进亚洲各国间的对话和协商。经过长达十年的专家论证和外交协调,2002年6月,亚信会议第一次峰会在阿拉木图成功举行。亚信会议恪守《联合国宪章》宗旨和原则,坚持各成员国一律平等,相互尊重主权和领土完整,互不干涉内政,倡导以和平方式解决争端,反对动辄诉诸武力或以武力相威胁,通过制定和实施军事政治、新威胁新挑战、经济、人文、生态等五大领域信任措施,加强成员国安全、经济、社会和文化交流与合作。亚信会议建立了国家元首和政府首脑会议、外长会议、高官委员会会议、特别工作组会议等议事和决策机制。截止到2014年的上海亚信峰会,亚信会议已有26个成员国,横跨亚洲各区域。在本次峰会上,习近平主席提出了“共同、综合、合作、可持续”的亚洲安全观,倡议走出一条共建共享共赢的亚洲安全之路。