Trang chủ> Những khái niệm cơ bản

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

(Những khái niệm cơ bản)

19-04-2017 | China.org.cn

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế cấp cao nhất, lĩnh vực rộng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hiện có 21 thành viên và 3 quan sát viên là Ban thư ký ASEAN, Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Ban thư ký diễn đàn các nước đảo Thái Bình Dương. Tháng 11 năm 1989, Ô-xtrây-li-a, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Ca-na-đa cùng 6 nước thành viên ASEAN lúc bấy giờ tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ nhất APEC tại Can-be-ra, thủ đô của Ô-xtrây-li-a, đánh dấu cho sự thành lập chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Là một diễn đàn kinh tế, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu bàn về các vấn đề liên quan đến kinh tế toàn cầu và khu vực như tự do hóa thương mại và đầu tư, nhất thể hóa kinh tế khu vực, kết nối liên thông với nhau, cải cách cơ cấu kinh tế và phát triển sáng tạo, hệ thống thương mại đa phương toàn cầu, hợp tác kỹ thuật kinh tế và xây dựng năng lực, v.v. là nhằm bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong khu vực, thúc đẩy các thành viên nương tựa lẫn nhau về mặt kinh tế, tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở cửa, giảm bớt hàng rào thương mại và đầu tư trong khu vực. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương có tất cả 5 cơ chế vận hành ở cấp độ khác nhau: Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo, Hội nghị cấp bộ trưởng, Hội nghị các quan chức cao cấp , Ủy ban và Tổ công tác, Ban thư ký. Năm 2001 và 2014, Trung Quốc từng tổ chức thành công hai lần Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại Thượng Hải và Bắc Kinh, phát huy vai trò tích cực trong việc đẩy mạnh tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực.

亚太经济合作组织

亚太经济合作组织是亚太地区层级最高、领域最广、最具影响力的经济合作机制,现有21个成员以及东盟秘书处、太平洋经济合作理事会、太平洋岛国论坛秘书处3个观察员。1989年11月,澳大利亚、美国、日本、韩国、新西兰、加拿大及当时的东盟六国在澳大利亚首都堪培拉举行APEC首届部长级会议,标志着亚太经合组织的正式成立。作为经济论坛,亚太经合组织主要讨论与全球和区域经济有关的议题,如贸易和投资自由化、区域经济一体化、互联互通、经济结构改革和创新发展、全球多边贸易体系、经济技术合作和能力建设等,旨在维护本地区成员的共同利益,促进成员间的经济相互依存,加强开放的多边贸易体制,减少区域贸易和投资壁垒。亚太经合组织共有5个层次的运作机制:领导人非正式会议、部长级会议、高官会、委员会和工作组、秘书处。中国于2001年和2014年先后在上海和北京成功举办过两届亚太经合组织领导人非正式会议,为促进区域贸易和投资自由化便利化、推动全球和地区经济增长发挥了积极作用。