Trang chủ> Những khái niệm cơ bản

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pa-ki-xtan

(Những khái niệm cơ bản)

19-04-2017 | China.org.cn

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pa-ki-xtan

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pa-ki-xtan là do Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất trong chuyến thăm Pa-ki-xtan vào tháng 5 năm 2013. Hành lang bắt đầu từ Ca Thập (Kashgar) Tân Cương, kết thúc tại cảng Gwadar của Pa-ki-xtan, với tổng chiều dài 3000 cây số, kết nối Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa về phía Bắc và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI về phía Nam, là đầu mối quan trọng nối liền Con đường tơ lụa phía Nam với Con đường tơ lụa phía Bắc, là một hành lang mậu dịch và một con đường “tập trung bốn mặt trong một chỉnh thể” bao gồm đường bộ, đường sắt, đường ống dầu khí và mạng lưới cáp quang, được gọi là “dự án hàng đầu” của chiến lược “Một vành đai, một con đường”. Tháng 4 năm 2015, hai nước Trung Quốc và Pa-ki-xtan đã bước đầu xây dựng quy hoạch viễn cảnh về Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pa-ki-xtan, sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và điện lực tại các khu vực dọc tuyến Hành lang, và lấy đó để dẫn dắt hai bên triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như dự án quan trọng, cơ sở hạ tầng, nguồn năng lượng và tài nguyên, nông nghiệp thủy lợi, thông tin viễn thông, v.v. tại các khu vực dọc tuyến Hành lang, xây dựng càng nhiều vườn công nghiệp và khu mậu dịch tự do. Tổng số vốn đầu tư của Hành lang ước tính sẽ đạt 45 tỷ USD, theo kế hoạch sẽ được hoàn thành vào năm 2030. Ngày 20 tháng 4 năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nawaz Sharif tổ chức lễ khởi công xây dựng 5 dự án lớn của Hành lang, và hai bên đã ký kết hơn 30 thỏa thuận hợp tác và biên bản ghi nhớ liên quan đến Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pa-ki-xtan. Việc xây dựng Hành lang là nhằm tăng cường hơn nữa sự giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc và Pa-ki-xtan trong các lĩnh vực như giao thông, nguồn năng lượng, biển, v.v. đẩy mạnh việc xây dựng đường sá kết nối liên thông với nhau, thúc đẩy hai bên cùng phát triển. Hành lang cũng giúp ích cho việc thúc đẩy cả khu vực Nam Á kết nối liên thông với nhau, và càng có thể khiến cho các nước Nam Á, Trung Á, Bắc Phi và vùng vịnh liên kết chặt chẽ qua sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và nguồn năng lượng, hình thành cộng đồng kinh tế có thể đem lại lợi ích cho gần 3 tỷ người.

中巴经济走廊中巴经济走廊是李克强总理于2013年5月访问巴基斯坦时提出的。走廊起点位于新疆喀什,终点在巴基斯坦瓜达尔港,全长3000公里,北接丝绸之路经济带,南连21世纪海上丝绸之路,是贯通南北丝路关键枢纽,是一条包括公路、铁路、油气管道和光缆覆盖的“四位一体”通道和贸易走廊,被称为“一带一路”的“旗舰项目”。2015年4月,中巴两国初步制定了中巴经济走廊远景规划,将在走廊沿线建设交通运输和电力设施,并以此带动双方在走廊沿线开展重大项目、基础设施、能源资源、农业水利、信息通讯等多个领域的合作,创立更多工业园区和自贸区。走廊建设预计总工程费将达到450亿美元,计划于2030年完工。2015年4月20日,习近平主席和纳瓦兹•谢里夫总理举行了走廊5大项目破土动工仪式,并签订了超过30项涉及中巴经济走廊的合作协议和备忘录。走廊旨在进一步加强中巴之间交通、能源、海洋等领域的交流与合作,推动互联互通建设,促进两国共同发展。走廊也有助于促进整个南亚的互联互通,更能使南亚、中亚、北非、海湾国家等通过经济、能源领域的合作紧密联合起来,形成惠及近30亿人口的经济共振。