Trang chủ> Những khái niệm cơ bản

Cầu lục địa Á-Âu mới

(Những khái niệm cơ bản)

19-04-2017 | China.org.cn

Cầu lục địa Á-Âu mới

Cầu lục địa Á-Âu mới là tên gọi khác biệt với “Cầu lục địa Xibia” (bắt đầu từ Vla-đi-vốt-xtốc vùng ven biển miền Đông của Nga, xuyên ngang đường sắt Xibia tới Mát-xcơ-va, rồi đến các nước châu Âu), lại mang tên là “Cầu lục địa Á-Âu thứ hai”, phía Đông bắt đầu từ các thành phố cảng biển của Trung Quốc như Liên Vân Cảng của tỉnh Giang Tô, Nhật Chiếu của tỉnh Sơn Đông, v.v. phía Tây đến các cửa khẩu châu Âu như Rotterdam của Hà Lan, Antwerpen của Bỉ, v.v. xuyên qua Ca-dắc-xtan, Nga, Bê-la-rút, Ba-lan, Đức, v.v. với tổng chiều dài khoảng 10.800 cây số, chạy qua hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới, là một tuyến đường quốc tế lớn xuyên ngang châu Á và châu Âu, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, Cầu lục địa Á-Âu mới bước đầu được khai thông. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đã đẩy mạnh việc xây dựng Cầu lục địa Á-Âu mới, tạo ra tuyến đường lớn tiện lợi cho việc giao lưu kinh tế và thương mại giữa các nước dọc tuyến cũng như hai lục địa Á – Âu. Là dự án mang tính tiêu biểu trong chiến lược xây dựng “Một vành đai, một con đường”, nhiều tuyến đường sắt vận chuyển chính như đường sắt Trùng Khánh – Tân Cương – châu Âu, đường sắt Thành Đô – Tân Cương – châu Âu, đường sắt Nghĩa Ô – Tân Cương – châu Âu, v.v. đã được mở ra, trong đó đường sắt Trùng Khánh – Tân Cương – châu Âu bắt đầu từ Trùng Khánh, xuyên qua Ba-lan nằm ở Trung Âu, Đông Âu rồi đến tận Duisburg của Đức, còn đường sắt Thành Đô – Tân Cương – châu Âu bắt đầu từ Thành Đô, đến thẳng Ba-lan, đường sắt Nghĩa Ô – Tân Cương – châu Âu bắt đầu từ Nghĩa Ô của tỉnh Chiết Giang, đến tận Ma-đrít, thủ đô của Tây Ban Nha. Song song với việc xây dựng đường sắt, các công việc liên quan tới việc xây dựng Cầu lục địa Á-Âu mới như việc xây dựng giao thông đường bộ, mạng lưới truyền tải điện, bến cảng, v.v. cũng đang được đẩy mạnh vững bước.

新亚欧大陆桥

新亚欧大陆桥是相对“西伯利亚大陆桥”(从俄罗斯东部沿海的符拉迪沃斯托克出发,横穿西伯利亚大铁路通向莫斯科,然后通向欧洲各国)而言的,又名“第二亚欧大陆桥”,东起江苏连云港、山东日照等中国沿海港口城市,西至荷兰鹿特丹、比利时安特卫普等欧洲口岸,途经哈萨克斯坦、俄罗斯、白俄罗斯、波兰、德国等,全长约10800公里,辐射世界30多个国家和地区,是横跨亚欧两大洲,连接太平洋和大西洋的国际大通道。20世纪90年代初,新亚欧大陆桥初步开通。“一带一路”有力推动了新亚欧大陆桥建设,为沿线国家和亚欧两大洲经济贸易交流提供了便捷的大通道。作为“一带一路”建设的标志性项目,渝新欧、蓉新欧、义新欧等多条铁路运输干线已经开通,其中渝新欧从重庆出发,通过位于中东欧的波兰抵达德国的杜伊斯堡,蓉新欧则是从成都出发,直接抵达波兰,义新欧则从浙江义乌出发,抵达西班牙首都马德里。与此同时,与新亚欧大陆桥建设相关的公路交通、输电线路、港口建设等方面的工作也在稳步推进。