Hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ – Nga
Ngày 11 tháng 9 năm 2014, trong cuộc gặp đầu tiên giữa nguyên thủ ba nước Trung Quốc – Mông Cổ – Nga diễn ra tại Đu-san-be, thủ đô Tát-gi-ki-xtan, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến về việc cùng xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ – Nga và nhận được sự hưởng ứng tích cực của Tổng thống Putin và Tổng thống Tsakhiagiin Elbegdorj. Ngày 23 tháng 6 năm 2016, ba nước chính thức ký kết “Cương yếu quy hoạch về việc xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ – Nga”, đây là cương yếu quy hoạch về việc hợp tác đa bên đầu tiên trong khuôn khổ sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ – Nga là bộ phận cấu thành quan trọng của Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa, là nhằm thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường” kết hợp với sáng kiến Liên minh Á – Âu của Nga, sáng kiến “Con đường thảo nguyên” của Mông Cổ, tạo mặt bằng thiết kế tầng đỉnh cho việc đi sâu hợp tác thiết thực giữa ba nước, để từ đó phát huy tiềm năng và thế mạnh của ba nước, xây dựng và mở rộng không gian phát triển kinh tế cùng có lợi và cùng thắng, đẩy mạnh nhất thể hóa kinh tế khu vực, nâng cao sức cạnh tranh liên hợp của ba nước trên thị trường quốc tế. Hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ – Nga có hai tuyến đường: Một là từ Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc khu vực Hoa Bắc đến Hô Hòa Hạo Đặc, rồi đến Mông Cổ và Nga; hai là từ Đại Liên, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân đến Mãn Châu Lí và Chita của Nga. Hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ – Nga đặc biệt quan tâm đến bảy lĩnh vực hợp tác lớn gồm: Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối liên thông với nhau, tăng cường xây dựng cửa khẩu và giám sát quản lý hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch, tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất và đầu tư, đi sâu hợp tác kinh tế thương mại, mở rộng hợp tác trong việc giao lưu nhân văn, tăng cường hợp tác về việc bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương và các vùng viên giới, trong đó lĩnh vực giao thông được xác định là trọng tâm công tác.
中蒙俄经济走廊
2014年9月11日,习近平主席在塔吉克斯坦首都杜尚别举行的首次中俄蒙三国元首会晤期间,提出打造中蒙俄经济走廊的倡议,获得普京总统和额勒贝格道尔吉总统的积极响应。2016年6月23日,三国正式签署了《建设中蒙俄经济走廊规划纲要》,成为“一带一路”倡议下的第一个多边合作规划纲要。中蒙俄经济走廊是丝绸之路经济带的重要组成部分,旨在推动“一带一路”倡议同俄罗斯的欧亚联盟倡议、蒙古国的“草原之路”倡议实现对接,为三国深化务实合作搭建顶层设计平台,以便发挥三方潜力和优势,建设和拓展互利共赢的经济发展空间,推动地区经济一体化,提升三国在国际市场上的联合竞争力。中蒙俄经济走廊有两个通道:一是从华北京津冀到呼和浩特,再到蒙古和俄罗斯;二是从大连、沈阳、长春、哈尔滨到满洲里和俄罗斯的赤塔。该走廊重点关注七大合作领域,即促进交通基础设施发展及互联互通、加强口岸建设和海关及检验检疫监管、加强产能与投资合作、深化经贸合作、拓展人文交流合作、加强生态环保合作、推动地方及边境地区合作,其中交通领域被确定为工作重点。