Trang chủ> Đi sâu cải cách toàn diện

Tinh giản bộ máy, trao quyền xuống dưới

(Đi sâu cải cách toàn diện)

05-04-2017 | China.org.cn

Tinh giản bộ máy, trao quyền xuống dưới

“Tinh giản bộ máy”, tức là giải quyết hiện tượng chức năng bộ máy đan xen, nhiều cơ quan ra pháp lệnh, người nhiều hơn việc và cản trở lẫn nhau, giải quyết vấn đề sản phẩm và dịch vụ công cộng xã hội cung cấp không đủ, hiệu suất hành chính thấp kém. “Trao quyền xuống dưới”, thì là nhằm giải quyết vấn đề thủ tục phê duyệt quá nhiều, trình tự phê duyệt phức tạp và hiệu suất phê duyệt thấp kém trong hoạt động kinh tế, giải quyết vấn đề chính phủđã quản lý những công việc không nên quản lý, lại chưa quản lý tốt những công việc phải quản lý. Chính phủ Trung Quốc khóa này coi việc đẩy nhanh chuyển đổi chức năng, tinh giản bộ máy, trao quyền xuống dưới là việc lớn đầu tiên. Đến cuối năm 2013, đã từng đợt xóa bỏ và trao quyền xuống dưới 416 hạng mục phê duyệt hành chính, năm 2014 sẽ còn xóa bỏ và trao quyền xuống dưới hơn 200 hạng mục phê duyệt hành chính. Ý nghĩa cốt lõi của việc chuyển đổi chức năng chính phủ là phải kết hợp tốt việc “trao quyền” và “quản lý” một cách sát thực. “Trao quyền” là để mở rộng quyền tự chủ, chứ không phải là để tự do không quản lý; “quản lý” là quản lý cho tốt, chứ không phải là quản lý cho thật chặt. Tinh giản bộ máy, trao quyền xuống dưới là để xử lý tốt mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường, phát huy tốt hơn tác dụng của thị trường trong việc phân bổ và sắp xếp tài nguyên, xét cho cùng là thúc đẩy cải cách, điều chỉnh cơ cấu và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Việc chuyển phê duyệt trước sang giám sát và quản lý quá trình và kết quả không phải là giảm sức ép cho công tác chính phủ, mà là phải làm việc tỉ mỉ hơn, giám sát và quản lý đến nơi đến chốn hơn. Việc chuyển đổi cách thức làm việc này đãđặt ra yêu cầu cao hơn đối với cơ quan chức năng chính phủ: Không những phải thay đổi quan niệm, mà còn phải tăng cường năng lực, phải chủđộng nghiên cứu quy luật thị trường với tầm nhìn xa trông rộng, phải tích cực khuyến khích những gì có lợi cho sự phát triển của thị trường, và kịp thời điều chỉnh những gì không có lợi cho sự phát triển của thị trường.

简政放权

“简政”,即解决机构职能交叉、政出多门、人浮于事、相互掣肘的现象,解决社会公共产品和服务提供不足、行政效率低下的问题。“放权”,则是解决对经济活动审批过多、审批程序复杂、审批周期长效率低的问题,解决政府管了一些不该管的事情、一些该管的事情却没管好的问题。中国本届政府把加快转变职能、简政放权作为开门第一件大事。到2013年底,分批取消和下放了416项行政审批等事项,2014年还将取消和下放审批事项200项以上。转变政府职能的核心要义,是要切实做好“放管”结合。 “‘放’是放活,而不是放任;‘管’要管好,而不是管死。”简政放权是为了理顺政府与市场的关系,更好地发挥市场在资源配置的作用,归根结底是促改革调结构惠民生。由事前审批变为事中事后监管,不是给政府工作“减压”,而是相关工作要做得更细致,监管要更到位。这种工作方式的转变,对政府职能部门提出了更高的要求:不仅观念要变,更要增长能力,要主动研究市场规律,具备前瞻眼光,对市场发展有利的要积极鼓励,对市场发展不利的要及时调整。