Trang chủ> Đi sâu cải cách toàn diện

Phát huy tác dụng lôi kéo của cải cách thể chế kinh tế

(Đi sâu cải cách toàn diện)

05-04-2017 | China.org.cn

Phát huy tác dụng lôi kéo của cải cách thể chế kinh tế

Trong Sơđồ lộ trình đi sâu cải cách toàn diện mà Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định vạch ra, đặc biệt nhấn mạnh lấy cải cách thể chế kinh tế làm trọng điểm, phát huy tác dụng lôi kéo của cải cách thể chế kinh tế. Đó là vì tình hình cơ bản của Trung Quốc là vẫn đang và sẽở trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội trong một thời gian dài chưa thay đổi, mâu thuẫn xã hội chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhu cầu văn hóa vật chất không ngừng gia tăng của nhân dân và sản xuất xã hội lạc hậu chưa thay đổi, địa vị quốc tế của Trung Quốc là một nước đang phát triển lớn nhất thế giới chưa thay đổi. Điều đóđã quyết định việc xây dựng kinh tế vẫn là công táctrọng tâm. Muốn kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, thì cần phải kiên trì lấy cải cách thể chế kinh tế làm trọng điểm. Hiện nay, không ít trở ngại về thể chế, cơ chế hạn chế sự phát triển của khoa học tập trung ở lĩnh vực kinh tế, nhiệm vụ cải cách thể chế kinh tế vẫn chưa hoàn thành, tiềm lực cải cách thể chế kinh tế vẫn chưa được phát huy đầy đủ. Cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, cải cách thể chế kinh tế có ảnh hưởng quan trọng và tác dụng truyền dẫn tới cải cách ở các lĩnh vực khác, tiến độ của việc cải cách thể chế kinh tế trọng đại quyết định tiến độ của việc cải cách nhiều thể chế khác, có tác dụng “rút dây động rừng”. Trong quá trình đi sâu cải cách toàn diện, chúng ta phải kiên trì lấy cải cách thể chế kinh tế làm trục chính, cố gắng đạt được những đột phá mới trong việc cải cách những lĩnh vực quan trọng và những khâu mấu chốt, từđó lôi kéo và dẫn dắt cải cách ở các lĩnh vực khác, để thúc đẩy nhịp nhàng cải cách ở mọi lĩnh vực, hình thành sức mạnh chung, chứ không phải “mạnh ai nấy làm”, dùng sức phân tán.

发挥经济体制改革的牵引作用

中共中央十八届三中全会决定描绘的全面深化改革的路线图中,突出强调以经济体制改革为重点,发挥经济体制改革牵引作用。这是因为,中国仍处于并将长期处于社会主义初级阶段的基本国情没有变,人民日益增长的物质文化需要同落后的社会生产之间的矛盾这一社会主要矛盾没有变,中国是世界最大发展中国家的国际地位没有变。这就决定了经济建设仍然是中心工作。坚持以经济建设为中心不动摇,就必须坚持以经济体制改革为重点不动摇。当前,制约科学发展的体制机制障碍不少集中在经济领域,经济体制改革任务远远没有完成,经济体制改革的潜力还没有充分释放出来。经济基础决定上层建筑,经济体制改革对其他方面改革具有重要影响和传导作用,重大经济体制改革的进度决定着其他方面很多体制改革的进度,具有牵一发而动全身的作用。在全面深化改革中,我们要坚持以经济体制改革为主轴,努力在重要领域和关键环节改革上取得新突破,以此牵引和带动其他领域改革,使各方面改革协同推进、形成合力,而不是各自为政、分散用力。